Bé 6 tuổi nhập viện vì thuốc nhỏ mũi do phòng khám tư kê đơn

Sau điều trị, bé gái được chuyển khoa Tim mạch theo dõi thêm 1 ngày thì xuất viện. Ảnh: BVCC
Sau điều trị, bé gái được chuyển khoa Tim mạch theo dõi thêm 1 ngày thì xuất viện. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được phòng khám tư nhân kê toa thuốc nhỏ mũi dành cho người lớn, bé gái 6 tuổi ở Cần Thơ phải nhập viện cấp cứu.

Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ (TP HCM) vừa tiếp nhận bé gái H.P.M (6 tuổi) nhập viện vì mệt, rối loạn nhịp tim. Qua khai thác bệnh sử ghi nhận, bé bệnh 2 ngày, sốt nhẹ, ho ít, chảy mũi. Người nhà đưa bé đến cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được nội soi tai mũi họng và được chẩn đoán viêm mũi họng cấp, được kê toa uống 2 ngày kèm thuốc nhỏ mũi Polymax. Sau nhỏ mũi, bé buồn nôn và than mệt nên người nhà đưa bé đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Tại đây, bé được hỗ trợ thở oxy, truyền dịch, theo dõi nhịp tim liên tục và nằm lưu lại theo dõi tại khoa cấp cứu 1 ngày. Sau đó nhịp tim bé phục hồi, bé tươi tỉnh hơn, chi ấm, mạch quay rõ, nhịp tim đều 90 – 100 lần/ phút.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó khoa Cấp cứu bệnh viện, Polymax, Rhinex là những thuốc nhỏ mũi dành cho người trưởng thành có chứa thành phần chính là Naphazolin. Triệu chứng chính của ngộ độc Naphazolin là hạ nhiệt, tim đập chậm, ra mồ hôi, buồn ngủ, co giật hôn mê, đặc biệt ở trẻ em. Một số trường hợp ngộ độc nặng có thể đe dọa tính mạng của bé, đặc biệt ở các bé dưới 3 tuổi.

Chảy mũi, nghẹt mũi, hay khịt mũi là những triệu chứng viêm đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ, gây khó chịu như khò khè, khó bú, quấy khóc ở trẻ. Việc vệ sinh mũi đúng cách sẽ làm cho trẻ dễ chịu hơn.

Dung dịch được các chuyên gia khoa nhi khuyến cáo là nước muối biển đẳng trương, tức nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi trong trường hợp không khí khô và ô nhiễm, long đờm, loãng đờm khi bị viêm mũi. Phụ huynh nên sử dụng nước muối sinh lý để làm thuốc nhỏ mũi cho bé rất an toàn và không có tác dụng phụ.

Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo, không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi có chứa các thành phần: Xylometazolin, oxymetazolin, naphazolin hay kết hợp oxymetazolin với dexamethason (một corticoid), bởi đây là loại thuốc co mạch tại chỗ.

Để an toàn cho bé khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được khám và xác định bệnh. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi có tính chất co mạch, kháng viêm tại chỗ cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi, vì có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ. Nước muối sinh lý là dung dịch an toàn nhất nhỏ mũi nhỏ tai, nhỏ mắt cho trẻ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.