Bé 6 tháng tuổi phải cắt bỏ thận vì dị tật hiếm gặp

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh nhi là bé Đ.T.D.Q. (6 tháng tuổi, sống ở huyện Thanh Sơn) nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiểu đau và quấy khóc.

Bệnh nhi có tiền sử phát hiện giãn đài bể thận phải. Gia đình cho biết, khoảng 1 tuần trước vào viện, trẻ tiểu đau, quấy khóc khi đi tiểu. 3 ngày trước vào viện trẻ sốt cao 39 độ C, ăn uống kém. Các triệu chứng trên kéo dài không giảm nên gia đình đã cho trẻ đi khám tại Khoa Khám và Điều trị ngoại trú – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ sau đó được chỉ định nhập viện điều trị tại Khoa Ngoại nhi – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.

Qua thăm khám và các xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ nhận thấy bệnh nhi bị nhiễm khuẩn tiểu, thận đôi phải giãn toàn bộ đơn vị thận và niệu quản trên phải.

Bệnh nhân được theo dõi điều trị nhiễm khuẩn tiểu, khi tình trạng nhiễm khuẩn tiểu ổn định được chỉ định chụp phim CT scanner hệ tiết niệu có thuốc, đánh giá chức năng thận và hình thái của thận đôi phải.

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt thận và niệu quản đơn vị thận trên phải của bé Q. Ngày thứ 3 sau mổ, bệnh nhi không sốt, ăn uống được, đi tiểu nước tiểu vàng trong, vết mổ khô. Dự kiến điều trị hậu phẫu từ 7- 10 ngày.

ThS.BS Nguyễn Đức Lân – Trưởng Khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, thận niệu quản đôi là dị tật bẩm sinh đường tiết niệu hiếm gặp. Các triệu chứng hay gặp ở thận niệu quản đôi là: nhiễm trùng tiểu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, rỉ nước tiểu liên tục, viêm mào tinh hoàn ở trẻ em, tiểu máu. Siêu âm hệ tiết niệu có thể phát hiện được dị tật này cũng là chẩn đoán hình ảnh dùng để theo dõi diễn biến bệnh. Chỉ định điều trị phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng và các hình thái ghi nhận tổn thương của chẩn đoán hình ảnh. Như trường hợp bệnh lý trên khi đơn vị thận giãn mất chức năng có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.

Thận niệu quản đôi có thể gây nhiễm khuẩn tiểu ở các mức độ khác nhau, nếu không được điều trị có thể gây nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy khi gia đình phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ khi tiểu tiện như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, tiểu máu hoặc rỉ nước tiểu liên tục cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và đánh giá tình trạng bệnh đặc biệt là các dị tật đường tiết niệu để được tư vấn và điều trị sớm.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.