Bé 4 tuổi uống nhầm thuốc chuột

Hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch Ảnh: BVCC
Hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phát hiện bé cắn phải ống thuốc diệt chuột, người nhà đã nhanh chóng đưa bé đến khám và điều trị.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng mới tiếp nhận bệnh nhi M.N.L 4 tuổi (trú tại huyện Hoà An) trong tình trạng mệt mỏi, kêu chóng mặt.

Theo lời kể của người nhà, khoảng 16h30 cùng ngày phát hiện bé cắn phải ống thuốc diệt chuột màu hồng dạng siro nên nghi trẻ đã uống nhầm thuốc diệt chuột. Ống thuốc này vừa được mua về, gia đình sơ xuất chưa cất kỹ. Không rõ trẻ uống vào số lượng bao nhiêu, sau đó, trẻ thỉnh thoảng kêu chóng mặt nên gia đình đưa trẻ đến khám và điều trị.

Tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột và khẩn trương cấp cứu, điều trị tích cực, hiện tại trẻ tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Các các sĩ khoa nhi của bệnh viện cho biết: Tai nạn ngộ độc thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi bởi trẻ ở độ tuổi này có bản năng tò mò và khám phá thế giới xung quanh, hay đưa mọi thứ vào miệng, ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho dù mùi vị ra sao, nhất là những gì nhìn thấy hấp dẫn hay mang màu sắc sặc sỡ có sẵn ở khắp nơi trong gia đình. Vì vậy cha mẹ, người trông trẻ cần cần chú ý để tránh những tai nạn thương tâm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Với các hóa chất trong nhà, phụ huynh lưu ý cần khóa cẩn thận tất cả các ngăn, để các hóa chất xa tầm với của trẻ em, không để trẻ nhìn thấy.

Khi người lớn đang sử dụng hóa chất mà có trẻ ở bên cạnh, nếu có điện thoại gọi thì hãy bế trẻ đi theo để nghe điện thoại, không để trẻ ở lại một mình.

Không để thực phẩm và hóa chất gần nhau để tránh sử dụng nhầm. Ngay sau khi dùng xong hóa chất hãy để hóa chất trở lại vị trí bảo quản an toàn ban đầu.

Không cho trẻ lại gần các khu vực vừa mới được phun các hóa chất. Vứt bỏ tất cả các hóa chất cũ hoặc quá hạn. Dành thời gian để dạy trẻ biết về các chất độc.

Đối với các thuốc chữa bệnh cần để các thuốc xa tầm tay của trẻ, không cho trẻ nhìn thấy. Không để thuốc trên mặt bàn hoặc quầy hay trong các túi nhựa. Tránh dùng thuốc trước mặt trẻ em vì trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn. Không gọi thuốc là “kẹo”. Thuốc và kẹo có thể trông giống nhau và trẻ em không thể phân biệt được...

Nếu phát hiện trẻ uống nhầm thuốc diệt chuột hoặc các hóa chất độc hại, thì cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được các bác sỹ cấp cứu, giải độc. Khi đi nhớ mang theo vỏ thuốc hoặc chai hóa chất mà trẻ uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.