Bé 3 tuổi suýt mù mắt vì chai nước tẩy rửa

Chai tẩy rửa dầu mỡ khiến bệnh nhi suýt hỏng mắt. Ảnh: BVCC
Chai tẩy rửa dầu mỡ khiến bệnh nhi suýt hỏng mắt. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm y tế thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) mới tiếp nhận cấp cứu 1 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bỏng kết mạc, giác mạc do hóa chất tẩy rửa.

Bệnh nhân là bé B.T.H. (3 tuổi, trú tại xã Vạn Ninh, TP Móng Cái) nhập viện trong tình trạng bỏng toàn bộ kết mạc, giác mạc do hóa chất tẩy rửa. Theo lời kể của người nhà, trước khi vào viện khoảng 30 phút, trong lúc chơi đùa, người anh đã lấy chai tẩy rửa đa năng xịt vào mặt em.

Bệnh nhi H. vào viện trong tình trạng tỉnh, kết mạc, giác mạc bên phải bỏng toàn bộ. Bệnh nhân đã được xử trí sơ cứu và chuyển lên Bệnh viện tuyến trên điều trị tiếp.

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp trẻ em bị ngộ độc, tai nạn thương tích: bỏng, đuối nước, ngộ độc do uống nhầm thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc chữa bệnh, nước tẩy rửa…, nguyên nhân phần lớn đều do sự bất cẩn của người lớn khi để các đồ vật có nguy cơ gây hại ở gần tầm tay của trẻ, đựng trong chai nước ngọt…, tạo sự tò mò và nhầm lẫn ở trẻ.

Qua sự việc trên, các bác sĩ cảnh báo về tình trạng trẻ nhỏ bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn. Do đó để phòng tránh ngộ độc hóa chất cho trẻ, phụ huynh cần để các loại thuốc, hóa chất gia dụng ở những nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Với những hóa chất có độc tính cao như dung môi pha sơn, các loại thuốc diệt côn trùng… nên để ở những nơi riêng biệt, khóa cẩn thận.

Không dùng chai đựng nước uống để đựng hóa chất và ngược lại cũng không nên dùng chai đựng hóa chất trước đó để đựng nước. Không để bất cứ loại hóa chất nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại. Không nên để trẻ tự chơi một mình, nên có người lớn hướng dẫn và theo dõi chăm sóc trong quá trình vui chơi.

Ngăn cấm trẻ không được đến những nơi có chứa hóa chất. Nên ưu tiên mua những sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên ít độc hại sẽ tốt hơn.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.