Bé 3 tuổi chết do cha dại dột cho uống thứ rất kị trẻ nhỏ

Nhận được tin con gái ngất xỉu ở lớp, chị Tiểu Phần ở Đông Quan (Trung Quốc) cùng chồng lập tức tới viện nhưng không lâu sau con gái đã tử vong.

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, các cơ quan chưa phát triển đầy đủ, vì thế người lớn luôn phải chú ý tới chế độ ăn uống của con, không nên tự ý cho trẻ ăn những thứ mà người lớn hay ăn bởi cơ thể trẻ nhỏ và người trưởng thành hoàn toàn khác biệt.

Con gái của cô Tiểu Phần năm nay 3 tuổi, mới đi học mẫu giáo. Một ngày, Tiểu Phần bất ngờ nhận được cuộc gọi của cô giáo nói con gái bị ngất xỉu ở trường và đang đưa tới bệnh viện.

Khi tới viện, bác sĩ thông báo gan của con gái Tiểu Phần có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng, dạ dày nhiều vết loét và bị chảy máu. Đứa trẻ sau đó được chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt, mặc dù bác sĩ đã cố gắng cứu chữa nhưng cô bé vẫn không qua khỏi.

Bé 3 tuổi chết do cha dại dột cho uống thứ rất kị trẻ nhỏ ảnh 1

Bác sĩ cho biết cô bé đã bị suy gan do uống rượu quá mức. Lúc này cả Tiểu Phần và chồng đều hết sức kinh ngạc, nhưng họ ngay lập tức hiểu ra lỗi lầm thuộc về ai.

Hóa ra hàng ngày mỗi khi người chồng uống rượu ngâm, anh đều cho con gái uống 1 chút vì nghĩ rằng uống ít sẽ không có hại. Hơn nữa rượu ngâm có thể coi như thuốc bổ rất tốt cho sức khỏe người lớn nên cho rằng trẻ nhỏ uống cũng sẽ được bồi bổ.

Thực tế bất cứ loại rượu nào cũng đều không được cho trẻ nhỏ uống. Trẻ em trong quá trình phát triển các bộ phận cơ thể, nội tạng chưa hoàn chỉnh nếu uống rượu lâu dài sẽ nhanh bị ảnh hưởng hơn rất nhiều so với người lớn.

Những tác hại nghiêm trọng khi cho trẻ uống rượu

Ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa

Sau khi uống rượu, cơ quan đầu tiên của trẻ chịu tổn thương là hệ tiêu hóa, Gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng giải độc rượu kém. Vì vậy uống rượu sẽ làm suy giảm chức năng gan, gây tổn thương hệ tiêu hóa, khó tiêu.

Ảnh hưởng não bộ

Trẻ nhỏ uống rượu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, gây đần độn, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, hay gặp ảo giác và rối loạn tâm thần.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng hệ thống sinh sản

Bé trai uống rượu sớm sẽ gây ảnh hưởng tới tinh hoàn, là nguyên nhân gây vô sinh ở tuổi trưởng thành. Với bé gái, rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến sinh dục, rối loạn nội tiết, khi tuổi dậy thì đến, dễ bị kinh nguyệt không đều, phù nề kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau đầu,...

Cản trở sự phát triển của cơ thể

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển xương và nhiều cơ quan, uống rượu sẽ trì hoãn sự phát triển bình thường. Trẻ em thường xuyên uống rượu sẽ bị chậm lớn trong 2-3 năm.

Dễ mắc nhiều bệnh

Vì cơ thể trẻ còn chưa hoàn chỉnh, không chịu được sự kích thích từ rượu nên dễ bị viêm dạ dày, loét dạ dày, gan nhiễm mỡ, tiểu đường và viêm tụy cấp.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.