Bé 2 tuổi suýt chết vì đuối nước ở hồ bơi khách sạn

Bệnh nhi được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Bệnh nhi được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa cứu sống bệnh nhi 2 tuổi bị suy hô hấp cấp, viêm phổi nguy kịch do đuối nước vì vài phút thiếu giám sát của phụ huynh.

Cụ thể, bé T.M.Đ, 2 tuổi, trú tại Hà Nội, đi du lịch cùng gia đình, bị đuối nước ở hồ bơi khách sạn trong thời gian 3 - 5 phút. Sau khi được sơ cứu tại chỗ, bệnh nhi nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy.

Bệnh nhi vào viện trong tình trạng kích thích, gồng cứng chân tay, sốt cao 39,2 độ C, da nổi vân, tím chi, rải rác chấm xuất huyết vùng mặt, thân mình.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã khẩn trương đặt ống nội khí quản, hồi sức tích cực, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Kết quả chụp X-quang có hình ảnh mờ 1/3 trên phổi trái, dày thành phế quản hai bên, xét nghiệm máu có rối loạn điện giải.

Qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất chẩn đoán: Bệnh nhi bị suy hô hấp cấp, viêm phổi do đuối nước, rối loạn điện giải, theo dõi bệnh não thiếu oxy tiên lượng nặng, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhi được hồi sức tích cực, an thần, thở máy, kháng sinh, cân bằng điện giải và điều trị oxy cao áp. Sau hơn 1 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, chỉ số sinh tồn ổn định.

Bác sĩ Đỗ Kiêm Thắng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: "Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm chức năng hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, kể cả người biết bơi khi gặp phải tình huống nguy hiểm".

Người bị đuối nước do bị thiếu oxy thường có biểu hiện khó thở, đau sau xương ức, thở nhanh, tăng tiết đờm lẫn máu, nặng hơn có thể tím tái, mất ý thức, co giật, rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp… Đuối nước gây suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tuần hoàn, phù não do thiếu oxy não, rối loạn điện giải… Hậu quả nặng nề của đuối nước nếu phát hiện muộn có thể đẫn đến tổn thương não không hồi phục, rơi vào tình trạng sống thực vật vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Mùa hè là thời điểm gia tăng cao tai nạn đuối nước. Qua trường hợp bệnh nhi trên, để hạn chế tình trạng trẻ đuối nước, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo:

Không cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ, bể nước đặc biệt trẻ nhỏ. Khi tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải mặc áo phao cho trẻ, luôn quan sát, theo dõi trẻ trong suốt quá trình vui chơi tắm biển.

Không cho trẻ tắm biển trong những ngày thời tiết xấu như mưa, bão, trời lạnh, không tắm biển vào những thời điểm sáng sớm hoặc về đêm.

Lựa chọn những địa điểm tắm an toàn, có quản lý, giám sát, cứu nạn cứu hộ kịp thời, không tắm ở những bãi tắm tự phát.

Cha mẹ cần chủ động cho trẻ em học kỹ năng bơi lội và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông, suối. Đồng thời, cha mẹ cũng cần học tập, trang bị các kĩ năng sơ cấp cứu cơ bản đối với người bị đuối nước.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.