Bé 2 tuổi ngộ độc rượu ở Lào Cai được xuất viện

Bé 24 tháng tuổi co giật do uống nhầm rượu đã xuất viện Ảnh: VOV
Bé 24 tháng tuổi co giật do uống nhầm rượu đã xuất viện Ảnh: VOV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhi 2 tuổi hôn mê, co giật do uống nhầm rượu đã được xuất viện.

Trước đó, bệnh nhi S.S.B, 24 tháng tuổi được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai trong tình trạng hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân.

Qua khai thác tiền sử, làm các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc rượu và được xử trí cấp cứu theo phác đồ điều trị hồi sức tích cực. Sau nhiều nỗ lực của các y bác sĩ, bệnh nhi đã dần hồi tỉnh, khôi phục lại ý thức.

Theo Bác sĩ Vũ Hải Yến, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai, đây không phải là trường hợp bệnh nhi đầu tiên phải cấp cứu do ngộ độc rượu, song lại là ca bệnh bị ngộ độc methanol nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay ghi nhận tại bệnh viện.

Bác sĩ Yến khuyến cáo các gia đình không được để các chất chứa cồn trong tầm với của trẻ. Vì cồn là chất kích thích thần kinh mạnh, chỉ cần một ngụm nhỏ cũng có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai: Rượu là một chất đặc biệt, về cơ bản là chất độc cho cơ thể. Đối với người trẻ, rượu làm ức chế thần kinh, với một lượng lớn, các trẻ dễ bị ngộ độc rượu.

"Nói tổng thể, ethanol - rượu là một chất bị lạm dụng nhiều năm. Đây là một chất gây danh sách các bệnh tật, tổn thương, hậu quả có thể nói là dài nhất trong số các chất mà chúng ta biết đến hiện nay, nó làm tổn thương đủ thứ cơ quan từ thần kinh, tâm thần, tim mạch, miễn dịch, huyết học, cơ xương khớp, tiêu hóa... đặc biệt là hệ thần kinh và tâm thần. Đối với người trẻ, nguy cơ là nhiều hơn, tổn thương lâu dài hơn, trẻ sẽ nhanh chóng bước vào con đường nghiện ngập, nhanh chóng bị tổn thương" - BS Nguyễn thông tin thêm.

Tại hội thảo góp ý Luật phòng chống tác hại rượu bia, BS. Trần Quốc Bảo - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay tỉ lệ uống rượu bia ở lứa tuổi vị thành niên gia tăng với tốc độ phi mã. Một cuộc điều tra trên 50 trường của 13 tỉnh/thành phố trên toàn quốc cho thấy có tới 43,8% học sinh nam trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi uống rượu bia và có tới 37,7% học sinh nữ uống rượu bia.

Chính vì thế, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 đã có những quy định quan trọng liên quan đến rượu, bia và thanh thiếu niên. Cụ thể nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. Nghiêm cấm bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi cũng như sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...