Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai

Thời gian gần đây, hàng loạt lãnh đạo ở các tỉnh thành trên cả nước như Khánh Hòa, Bình Dương, Quảng Ninh,… liên tục bị kỷ luật, thậm chí bị công an khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm đất đai, gây thất thoát hàng nghìn tỉ cho ngân sách Nhà nước.

TPO - Thời gian gần đây, hàng loạt lãnh đạo ở các tỉnh thành trên cả nước như Khánh Hòa, Bình Dương, Quảng Ninh,… liên tục bị kỷ luật, thậm chí bị công an khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm đất đai, gây thất thoát hàng nghìn tỉ cho ngân sách Nhà nước.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 1

Mới đây, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Văn Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ông Nam bị bắt khi cơ quan điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2). Các quyết định tố tụng đã được Viện KSND Tối cao phê chuẩn. Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Ngày 6/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp xem xét, thi hành kỷ luật ông Trần Văn Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Bình Dương bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ: 2010 - 2015, 2015 - 2020 và 2020 - 2025.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 2

Trước đó, ngày 30/6/2021 Bộ Công an đã khởi tố nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm và 5 bị can khác trong quá trình mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (còn gọi là Tổng Công ty 3/2) liên quan đến việc chuyển nhượng dự án đất 43ha và 145ha, gây thất thoát 2.700 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Liên quan đến vụ án, Cơ quan CSĐT cũng đã lần lượt khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Phạm Văn Cảnh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương; Lê Thanh Trang, Cục trưởng Cục Thuế; Võ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế; Nguyễn Thái Thanh - phó trưởng phòng quản lý hộ kinh doanh cá nhân và thu khác (Cục Thuế tỉnh Bình Dương).

Theo hồ sơ, tháng 3/2005, Tổng Công ty 3/2 có đề nghị và đến tháng 4/2006 UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương giao hơn 563ha đất trong khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ, trong đó có 2 khu 43ha và 145ha.

Đối với khu 43ha, xét đề nghị của Tổng Công ty 3/2, ngày 17/8/2010 Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương có thông báo chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty 3/2 góp 60 tỉ đồng (tương đương 30% vốn điều lệ) để hợp tác với Công ty BĐS Âu Lạc tư nhân thành lập Công ty Tân Phú đầu tư dự án Khu đô thị- dịch vụ-thương mại Tân Phú trên khu đất 43ha.

Khu đô thị này hiện đã rơi vào tay Công ty địa ốc Kim Oanh. Với khu đất này, việc giao đất có thu tiền sử dụng đất không qua hình thức đấu giá là đúng theo quy định lúc bấy giờ. Tuy nhiên, việc Bình Dương giao đất năm 2012 nhưng áp giá năm 2006 đã gây thất thoát trên 106 tỉ đồng.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 3

Toàn cảnh khu đất 43 ha trong vụ sai phạm của lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 4

Khu đất 145ha (kế bên khu đất 43ha) được đầu tư làm sân golf

Đối với khu đất 145ha, theo đề nghị của Tổng Công ty 3/2, ngày 24/10/2007, UBND tỉnh Bình Dương có công văn chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty 3/2 được liên doanh, góp vối với doanh nghiệp Hàn Quốc để thành lập Công ty Tân Thành thực hiện dự án sân Golf và khu nghĩ dưỡng. Việc giao đất năm 2013 nhưng áp giá năm 2006 gây thất thoát ngân sách trên 659 tỉ đồng.

Vào năm 2016, Tổng Công ty 3/2 thống nhất chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty BĐS Âu Lạc với giá hơn 250 tỉ đồng. Mặc dù, công ty Âu Lạc mới chỉ chuyển trước 140 tỉ đồng nhưng Tổng Công ty 3/2 đã bàn giao khu đất vào tháng 3/2017 để đăng ký biến động khu đất sang Công ty Tân Phú vào tháng 7/2017.

UBKT Trung ương xác định, việc chuyển nhượng khu đất tại thời điểm này không thông qua đấu giá là sai quy định pháp luật. Theo định giá lúc đó, khu đất có giá trên 552 tỷ đồng. Do đó, đã gây thất thoát tiền nhà nước 302 tỉ đồng.

Sau khi hoàn tất chuyển nhượng, Tổng Công ty 3/2 báo cáo Tỉnh ủy không thực hiện chuyển giao khu đất cho Công ty Impco như chỉ đạo mà xin chuyển toàn bộ 30% vốn tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc và được Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương chấp thuận. Tháng 6/2017, Tổng Công ty 3/2 đưa khu đất 145ha góp vốn tại Công ty Tân Thành với giá 139 tỉ đồng hai bên tự thỏa thuận, không qua đấu giá vi phạm quy định, gây thất thoát 1.632 tỉ đồng.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 5

Năm 2012, khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam đã ký văn bản áp dụng giá đất tính thu tiền sử dụng đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước. Ngoài ra, ông Nam còn thực hiện trái chủ trương về phương án sử dụng 43 ha đất tại Tổng Công ty 3/2; hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân; để Tổng Công ty 3/2 đưa 145 ha đất góp vốn vào Công ty Tân Thành trái pháp luật.

Trong sai phạm nêu trên, ông Trần Thanh Liêm, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020; chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trong việc bổ sung văn bản nhằm hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân.

Ông Phạm Văn Cành, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020; chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ký văn bản nhằm hợp thức việc chuyển nhượng trái phép Dự án Tân Phú cho tư nhân và để xảy ra các vi phạm tại Tổng Công ty 3/2…

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 6

Ngày 12/7, UBKT Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thi hành kỷ luật về mặt Đảng bằng hình thức khiển trách đối với 2 Phó Giám đốc và 2 nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh vì để xảy ra một số vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2015 – 2020.

Trong đó, ông Cao Văn Chiến - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở TN&MT đã thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu, xây dựng Quy chế làm việc của Đảng ủy, UBKT Đảng ủy Cơ quan Sở TN&MT, nhiệm kỳ 2015 - 2020, chưa đúng theo quy định. Đồng thời, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức Đảng, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, nhiệm vụ chuyên môn được giao, để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại một số dự án đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 7

Trong khi đó, ông Phạm Văn Cường - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh trong thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2020, ông Cường, với cương vị là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Cơ quan Sở TN&MT, đã thiếu trách nhiệm cùng tập thể Đảng ủy xây dựng, thực hiện Quy chế làm việc của Đảng ủy, UBKT Đảng ủy, nhiệm kỳ 2015 - 2020 có một số nội dung chưa đúng quy định; Thiếu kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao dẫn đến có một số vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tại một số dự án, đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách.

Với cương vị là Phó Giám đốc Sở TN&MT, ông Cường đã thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện, dẫn đến một số dự án chậm tiến độ so với hợp đồng, phải gia hạn nhiều lần, có dự án tăng tổng mức đầu tư, có dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ông Vũ Văn Đát, Phó Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở TN&MT trong thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 5/2018, với cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan Sở TN&MT, ông Đát đã thiếu trách nhiệm trong việc cùng tâp thể Cấp ủy xây dựng, thực hiện Quy chế làm việc của Đảng ủy, UBKT Đảng ủy, nhiệm kỳ 2015 - 2020, có một số nội dung chưa đúng quy định; Thiếu kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao dẫn đến có vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tại một số dự án, đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách.

Với cương vị là Phó Giám đốc Sở TN&MT, ông Đát thiếu kiểm tra, rà soát khi xây dựng phương án tính giá đất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá đất có sai sót tại một số dự án. Cùng với ông Đát, ông Nguyễn Cao Dũng, nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT đã chậm thực hiện xác định giá trị thu tiền sử dụng đất, thuê đất một số dự án đã được giao đất, thuê đất; trình UBND tỉnh giao khu vực biển cho Công ty CP Ngọc Trai Hạ Long ngoài bản đồ đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm theo Quyết định số 1790 năm 2018 của Bộ TN&MT…

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 8

Ngày 20/5/2021, công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố và bắt tạm giam ông Đào Công Thiên, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà và ông Võ Tấn Thái, nguyên Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hoà về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 9

Theo điều tra, năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa (lúc này do ông Nguyễn Chiến Thắng làm Chủ tịch) ký văn bản cho Công ty CP Thanh Yến thực hiện dự án BT xây dựng Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa tại xã Phước Đồng (TP Nha Trang) không qua đấu giá. Sau đó Công ty CP Thanh Yến được hoàn vốn bằng quỹ đất hơn 7.300 m2 ở “vị trí kim cương” của TP Nha Trang với hai mặt tiền là đường Trần Hưng Đạo và đường Lý Tự Trọng.

Tháng 7/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt khu đất cho công ty trên với giá khoảng 22,5 triệu đồng/m2 đối với đất ở và 7,8 triệu đồng/m2 đối với đất thương mại dịch vụ làm dự án Nha Trang Center 2. Theo mức giá trên, tổng giá trị khu đất là 114 tỉ đồng - rẻ hơn rất nhiều so với quy định và giá thị trường, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước.

Trong vụ việc này, ông Đào Công Thiên khi đó đang giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, kiêm Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Khánh Hòa đã ký các quyết định giao đất, cho thuê đất cho Công ty Thanh Yến. Trong khi ông Thái chịu trách nhiệm việc tham mưu cho UBND tỉnh về loại đất, quy hoạch sử dụng đất.

Cùng năm, ông Đào Công Thiên ký quyết định giao đất, thuê đất ở khu vực có vị trí “vàng” trên đường Trần Phú cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang làm dự án Nha Trang Golden Gate với diện tích 20.112 m2 không qua đấu thầu, đấu giá; trong đó miễn tiền thuê 7.200 m2 đất để xây dựng công viên cây xanh, giao thông và sân bãi xanh.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 10

Dự án Nha Trang Golden Gate ở khu vực có vị trí “vàng” trên đường Trần Phú của TP biển Nha Trang.

Đồng thời, với vai trò Chủ tịch hội đồng thẩm định giá đất, ông Thiên đã trình để UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định phê duyệt giá đất giao và cho thuê; từ đó định giá cả khu đất “vàng” chưa đến 76 tỉ đồng, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước khoảng 34 tỉ đồng.

Liên quan những sai phạm trên, tháng 12/2019, ông Thiên bị cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2016 - 2021; ông Thái bị kỷ luật cảnh cáo, rồi xin thôi chức Giám đốc Sở TN&MT, sau đó được bố trí làm chuyên viên của sở này.

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 11

Ngày 8/6/2021, Công an tỉnh Khánh Hoà khởi tố ông Lê Đức Vinh và Nguyễn Chiến Thắng, đều là nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà và ông Lê Mộng Điệp, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" liên quan đến sai phạm tại dự án tâm linh Cửu Long Sơn Tự và Dự án biệt thự sông núi Vĩnh Trung, thuộc khu vực núi Chín khúc.

Theo hồ sơ, dự án sinh thái Cửu Long Sơn Tự (trước là Khu biệt thự và du lịch sinh thái Đất Lành - khu B) có diện tích khoảng 513ha gồm 478 ha là đất trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ phục hồi môi trường rừng và 3,52 ha (sau 4 lần điều chỉnh tăng lên 5ha, chiếm 1% diện tích dự án) để phục vụ dịch vụ tâm linh.

Tuy nhiên, chủ đầu tư là Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng Khánh Hòa (Công ty Khánh Hòa) chỉ sử dụng khoảng 1% đất dự án (5,13 ha) để làm công trình tâm linh còn 498 ha còn lại dùng cho xây nhà ở để bán, kết hợp cho thuê, thuê mua và trồng rừng. Đồng thời, dù chưa đủ điều kiện để thi công dự án nhưng doanh nghiệp này đã san ủi 44ha trên núi Chín Khúc để làm dự án mà không bị các cơ quan chức năng tỉnh xử lý.

Trong vụ việc, ông Nguyễn Chiến Thắng khi ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định giao 7.500m2 đất rừng thành đất ở nông thôn mà chưa có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho Công ty Khánh Hòa.

Dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung trước đây vốn là dự án Đầu tư trồng rừng cảnh quan môi trường và du lịch sinh thái Vĩnh Trung nhưng tháng 7/2018 được UBND tỉnh Khánh Hòa, lúc này do ông Lê Đức Vinh làm Chủ tịch cho Công ty Khánh Hòa điều chỉnh mục tiêu thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thư mới để ở kết hợp du lịch sinh thái với diện tích gần 20 ha (6,5ha đất ở và 3,9ha đất dịch vụ thương mại).

Dàn lãnh đạo các tỉnh ‘nhúng chàm’ liên quan sai phạm đất đai ảnh 12

Như vậy, dự án này ban đầu là trồng rừng cảnh quan nhưng sau khi được UBND tỉnh Khánh Hòa do ông Vinh đứng đầu "biến tấu" đã thành dự án xây dựng khu đô thị, giao đất ở trên đất trồng rừng trái quy định pháp luật. Ngoài ra, đến tháng 8/2019 dự án này chưa có giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã san nền, làm một số hạng mục hạ tầng là sai luật.

Ông Lê Mộng Điệp khi ấy là Giám đốc Sở TN&MT Khánh Hoà có vai trò tham mưu về loại đất của hai dự án trái với quy hoạch sử dụng đất, trái quy định pháp luật, thẩm định giá đất sai quy định, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh minh hoạ.

Nhức nhối tình trạng ký túc xá bỏ hoang

(PLVN) -  Hôm qua (13/12), theo dõi phần chất vấn tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa về vấn đề 2 ký túc xá (KTX) sinh viên tại địa phương này bị bỏ hoang; những người quan tâm đến vấn đề phòng, chống lãng phí không khỏi trăn trở.
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

(PLVN) - Transit Oriented Development (TOD) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản cho các dự án TOD, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản.
Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Dự Án Quy Nhơn Iconic (Bắc Hà Thanh) do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) làm chủ đầu tư vừa được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai cho giai đoạn 1 từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Định theo văn bản số4469/SXD-QLNPTĐT ngày 02/12/2024.
Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
Thị trường căn hộ gia tăng sức nóng khi đáp ứng tốt nhất nhu cầu ở thực. (Ảnh phối cảnh dự án Hanoi Melody Residences)

"Bão giá" chung cư Hà Nội, nên mua nhà ở đâu?

(PLVN) - Trong bối cảnh thị trường chung cư Hà Nội tăng giá chưa có tín hiệu dừng, nhiều người tìm chốn an cư, nhà đầu tư bất động sản vẫn đau đáu với câu hỏi: “Đâu là nơi tốt nhất để sống?” “Đâu là nơi bền vững để đầu tư?”. Thị trường phía Nam, sức hấp dẫn của các căn hộ chuẩn "All - in - on" ở phía Nam Hà Nội đang nóng trong thời gian gần đây liệu có phải là "bến đáp" cho dòng tiền? 
Những thương hiệu quốc tế đứng sau tham vọng đưa Việt Nam lên cuộc đua bất động sản ESG toàn cầu

Những thương hiệu quốc tế đứng sau tham vọng đưa Việt Nam lên cuộc đua bất động sản ESG toàn cầu

(PLVN) - Đà Lạt - thành phố được đánh giá là đặc biệt hàng đầu Đông Nam Á về khí hậu, kiến trúc, thiên nhiên, vừa đón nhận dự án bất động sản tiêu chuẩn ESG đầu tiên tại Việt Nam, kỳ vọng trở thành điểm đến mới của toàn cầu với sự xuất hiện của những thương hiệu hàng đầu thế giới: Kengo Kuma, Isometrix, 1508 London và Chiva-Som.
Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Nhà đầu tư Aqua City liên tục đón tin vui

Nhà đầu tư Aqua City liên tục đón tin vui

(PLVN) - Ngày 8/12/2024, Aqua City tổ chức sự kiện bàn giao nhà cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng tiện ích tại phân khu River Park 2. Cũng trong dịp này, Fiesta 1 Clubhouse quy mô bậc nhất dự án đã chính thức được đưa vào vận hành phục vụ cư dân.