Cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc chấn động: 10 năm nhìn lại

(PLO) - Vụ ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản ngày 15/09/2008 để lại nhiều vết hằn. Một phần công luận Mỹ vẫn bị khủng hoảng 2008 ám ảnh. Ngành ngân hàng đã hồi phục và thịnh vượng hơn xưa. Nhưng các hoạt động tài chính của thế giới vẫn là "một chiếc hộp đen". Nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng mới vẫn có thể xảy ra. 
Gỡ bỏ biển hiệu Lehman Brothers sau khi ngân hàng này tuyên bố phá sản
Gỡ bỏ biển hiệu Lehman Brothers sau khi ngân hàng này tuyên bố phá sản

Cách nay 10 năm ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ, Lehman Brothers, nạn nhân của khủng hoảng tín dụng địa ốc subprime tuyên bố phá sản, để lại một khoản nợ khổng lồ gần 700 tỷ USD. Hệ thống tài chính thế giới sụp đổ, kéo theo cỗ xe kinh tế toàn cầu. 

Sụp đổ dây chuyền

Jack Malvey, một trong những lãnh đạo của Lehman Brothers, 17 năm lăn lộn với nghề, kể lại ông được gọi đến văn phòng dọn dẹp các hồ sơ còn dang dở và bị cho nghỉ việc. Rất nhiều nhân viên dưới quyền Malvey trong tình trạng hoang mang vô độ. Lehman ngồi trên một núi nợ hàng trăm tỷ đô la vượt ngoài sức tưởng tượng của công luận Mỹ và thế giới.

Kevin trong ngành địa ốc giải thích: Subprime tạo nên một thị trường giả tạo. Giá nhà đất mỗi năm tăng 20%. Chỉ cần đặt bút ký là được ngân hàng cho vay hàng triệu USD. Đó là điều không bình thường chút nào. 

Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush và nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, khi ấy kêu gọi người dân bình tĩnh, nhưng vô phương. Trước hết là chứng khoán Mỹ đổ dốc, bước kế tiếp các ngân hàng hoảng sợ khóa van tín dụng dẫn tới hiện tượng khan hiếm tiền mặt.

Hàng loạt các nhà xây dựng và công ty môi giới địa ốc mất khả năng thanh toán, phải sa thải nhân viên. Nhà đất tuột giá. Các hộ gia đình trước kia đi vay với lãi rẻ để mua nhà, nay không thể trả nợ đáo hạn. Vết dầu loang do hệ thống tài chính thế giới bị "nhiễm độc vì nợ khó đòi". 

Theo thẩm định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản, kéo theo 29 quốc gia vào cơn bão tiền tệ, từ Island đến Tây Ban Nha, từ Ailen đến Hy Lạp. Giới trong ngành nói tới một "trận đại hồng thủy". Chính quyền tại các quốc gia hai bên bờ Đại Tây Dương đưa ra những biện pháp cấp cứu hàng ngàn tỷ USD. 

Bảng rao bán nhà ở Washington. Hình chụp ngày 24/01/2010
Bảng rao bán nhà ở Washington. Hình chụp ngày 24/01/2010

Tổng thống Pháp khi ấy là ông Nicolas Sarkozy tuyên bố nhà nước đứng ra bảo đảm để người dân "không bị mất một xu". Tây Ban Nha, một quốc gia phát triển nhờ địa ốc, bị điêu đứng. Nhiều công trình xây dựng bị bỏ dở. Tăng trưởng toàn cầu năm 2007 đạt 4,2% rơi xuống còn 1,8% năm 2008 trước khi bị giảm thêm vào năm 2009. 

Riêng tại Hoa Kỳ, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vụ Lehman Brothers vỡ nợ đẩy nền kinh tế số 1 thế giới vào suy thoái. Mười ngàn người mất nhà, tám triệu mất việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 lên tới 10%. Một sự kiện hi hữu tại Mỹ: Nhà nước phải can thiệp vào các hoạt động kinh tế, chẳng hạn như quốc hữu hóa một phần ngành công nghiệp xe hơi. 

Thành phố Detroit, chiếc nôi của công nghiệp xe hơi Mỹ bị tàn phá. Mười năm sau, Detroit đã hồi sinh. Một công ty nhà đất tại thành phố Detroit, cho biết: Nhiều thân chủ người Pháp đã đem tiền đầu tư vào Mỹ trong giai đoạn 2011-2012 và giờ đây họ trở thành triệu phú. Ở Detroit, giá nhà đất giờ đây cao gấp đôi so với thời điểm 2006, tức là trước khi Lehman Brothers sụp đổ.

Có điều, một phần công luận Mỹ vẫn chưa nguôi. Phong trào bất bạo động Occupy Wall Street phản đối giới tài chính Mỹ ở New York vẫn thường xuyên xuống đường . 

Một thành viên tích cực của phong trào Occupy Wall Street, nói: "Tại Mỹ 1 đứa trẻ trên 7 không đủ ăn, trong lúc chính quyền chi ra hàng tỷ USD để cứu giới tài chính Wall Street. Nước Mỹ cần thay đổi". 

Năm 2008, Georges Ugeux là phó chủ tịch sàn chứng khoán New York. Một chục năm sau, ông phân tích: "Đây là một sự phản bội. Thay vì phục vụ cho các hoạt động kinh tế, phục vụ xã hội thì các ngân hàng đã tối mắt vì đồng tiền, gây hậu quả tai hại cho kinh tế và hàng triệu người trong xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần đặt lại vấn đề". 

Là tác giả cuốn "Sự phản bội của nền tài chính: 12 biện pháp cải tổ để tái tạo niềm tin", Georges Ugeux cho rằng, vụ Lehman Brothers sụp đổ do các ngân hàng đã không "nghiêm túc thẩm định mức độ rủi ro trước khi cấp tín dụng, chối bỏ trách nhiệm cơ bản để chỉ biết đầu tư kiếm lời. Mù quáng vì đồng tiền". 

Bài học nào từ Lehman Brothers?

Theo một nghiên cứu được tổng giám đốc IMF, bà Christine Lagarde trích dẫn, trung bình khủng hoảng 2008 gây thiệt hại 70.000 USD cho một người dân Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ tới nay vẫn đang hứng chịu hậu quả từ vụ ngân hàng Lehman Brothers phá sản. Tại các nền kinh tế phát triển, tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, nợ công tăng thêm hơn 30 điểm.

Căn cứ vào các văn bản chính thức của các văn phòng luật sư, bộ tài chính Mỹ tuy đã làm ngơ không cứu Lehman Brothers, để tập đoàn này phải tuyên bố phá sản, nhưng Washington đã huy động 421 tỷ USD để cứu hãng bảo hiểm AIG, cứu ngân hàng Citigroup, Bank of America hay Fannie Mae-Freddie Mac hai cơ quan bảo hiểm tín dụng địa ốc. 

Hàng loạt các nhà xây dựng và công ty môi giới địa ốc mất khả năng thanh toán, phải sa thải nhân viên
Hàng loạt các nhà xây dựng và công ty môi giới địa ốc mất khả năng thanh toán, phải sa thải nhân viên

Ở bên này bờ Đại Tây Dương, châu Âu bơm 500 tỷ USD cho hệ thống ngân hàng, bảo đảm 1.200 tỷ USD cho các ngân hàng gặp khó khăn. Bản thân các ngân hàng của Mỹ và châu Âu cũng phải trả giá đắt cho những sơ sót cơ bản của mình.  

Liệu chúng ta có rút được bài học nào từ 2008? David Moonves, 15 năm làm việc cho Standard and Poor's, 10 năm với Lehman Brothers và nhiều năm với cơ quan thẩm định tài chính Moody's, xác định điều nguy hiểm nhất là mọi người chóng quên chuyện gì đã xảy ra cách nay một chục năm: "Khủng hoảng thường xuyên xảy ra tại Mỹ theo một chu kỳ cứ 10 năm một lần. Điều đó có nghĩa là chẳng mấy ai rút tỉa được những bài học quá khứ. Có điều thị trường tài chính đã thay đổi. Hầu hết các khoản tín dụng địa ốc đều đáng tin cậy, không lo nổ ra một vụ khủng hoảng subprime khác". 

Nhưng điều đó không ngăn cản tài chính Mỹ đang đứng trước một mối đe dọa khác. Đó là đe dọa sinh viên Mỹ vỡ nợ, bởi "có những nét tương đồng giữa nợ sinh viên Mỹ ngày nay với nợ địa ốc hơn một chục năm trước".

Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, tổng giám đốc IMF đánh giá, quốc tế đã khắc phục được nhiều sai lầm trong quá khứ. Nâng cao mức an toàn của các ngân hàng, đặt ra nhiều hàng rào kiểm soát trong các hoạt động mua đi bán lại các sản phẩm tài chính … 

Có điều chính IMF cũng nhìn nhận rằng "các biện pháp đó vẫn là chưa đủ". Ấy là chưa kể những hàng rào an toàn được đề ra cách nay chục năm đang bị chính quyền Mỹ từng bước dỡ bỏ. 

Khủng hoảng năm 2008 gây thiệt hại 70.000 USD cho mỗi người dân Mỹ
Khủng hoảng năm 2008 gây thiệt hại 70.000 USD cho mỗi người dân Mỹ

Nhiều ngân hàng đặc biệt là tại châu Âu vẫn yếu kém. Ý, Đức và Tây Ban Nha vẫn "đang trên đà bình phục". 

Ngoài ra, IMF đặc biệt lo ngại trước hiện tượng các hoạt động tài chính không chính thức, hoàn toàn ngoài vòng kiểm soát của các giới chức tiền tệ ngày càng gia tăng. 

10 năm sau Lehman Brothers, vẫn chưa có một cơ quan nào được lập ra để thẩm định về mức độ độc hại của các khoản "nợ thối", của những sản phẩm tài chính được mua đi bán lại trên các sàn chứng khoán. Mối liên hệ mật thiết giữa chính giới với quỹ đạo tài chính vẫn nguyên vẹn tựa như 10 năm về trước. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tai họa tài chính 2008 là các tay môi giới được khuyến khích làm liều, với những khoản tiền thưởng chóng mặt. Một chục năm sau, các tay trader ở Wall Street đã lại nhận được 31,4 tỷ đô la tiền thưởng, ngang ngửa với thời điểm 2008-2009.

Theo mô hình mới, Vinhomes sẽ xây dựng khối kinh doanh bán lẻ trực tiếp cho khách hàng (tự doanh).

Vinhomes bổ sung mô hình kinh doanh mới

(PLVN) - Ngày 09/01/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes công bố xây dựng bổ sung hệ thống phân phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc. Công ty cũng tiến hành chiến dịch tuyển dụng nhân viên kinh doanh quy mô lớn, sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa.

Dự báo năm 2024 giá chung cư tiếp tục tăng

(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), giá chung cư nội đô dù đã cao nhưng đà tăng vẫn tiếp tục vì lượng cầu lớn trong khi nguồn cung hạn chế. Trong đó, giá bán chung cư sơ cấp tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trung bình 3 - 8%, với chung cư cao cấp tăng nhiều nhất. Nguồn cung hạn chế cũng sẽ khiến giá cho thuê căn hộ Hà Nội trong năm 2024 tăng khoảng 5%.
Bên trong căn hộ tại Lancaster Luminaire sở hữu tầm nhìn tầng cao bao quát thành phố Hà Nội.

Lancaster Luminaire sẵn sàng đón cư dân về nhà mới

(PLVN) - Lợi thế về hoàn thiện thi công, sẵn sàng bàn giao, kết hợp với giá trị về vị trí, chất lượng sản phẩm cùng hệ tiện ích nội - ngoại khu đa dạng khiến Lancaster Luminaire trở thành địa chỉ tin cậy để các khách hàng quan tâm “chốt deal” đón Tết 2024 trong căn hộ mới.
ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing

Mua nhà cuối năm cần biết những cạm bẫy này

(PLVN) -  Thời điểm cuối năm, giao dịch BĐS thổ cư đang diễn ra sôi động nhất trong năm. Tuy nhiên trong thị trường còn nhiều “vùng xám” cộng với tâm lý chốt giao dịch trước Tết, người mua có thể gặp muôn trùng vây khiến tổn thất về tài chính, rủi ro pháp lý. Giúp khách hàng tránh những rủi ro có thể gặp phải cũng như nhận diện cơ hội đầu tư vào BĐS thổ cư, ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing chia sẻ những kinh nghiệm để tránh cạm bẫy mua nhà cuối năm.
Thiết kế như chuyến tàu bên bờ biển của Nam Ô Heritage.

Đô thị biển Tây Bắc Đà Nẵng: Tạo đà từ những dự án tiềm năng

(PLVN) - Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng đã từ lâu thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Nếu như khu vực Đông Nam đã được khai thác tối đa trong hơn 20 năm qua thì vài năm trở lại đây, khu vực Tây Bắc lại đang trở thành “ngôi sao” mới trong danh mục của nhiều nhà đầu tư.
Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

(PLVN) - Sở hữu rất nhiều lợi thế nhờ vị trí đắc địa, pháp lý hoàn thiện đầy đủ, được cấp quyền sở hữu lâu dài, Mũi Né Summerland vẫn luôn duy trì sức nóng và được các nhà đầu tư săn đón kể từ khi ra mắt cho đến nay.
Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

(PLVN) - Trong xu hướng giãn dân cơ học nhằm giảm tải áp lực cho các đô thị trung tâm, Waterpoint đang ngày càng chứng tỏ vị thế của một điểm đến hoàn hảo khi kết nối thuận tiện, cách trung tâm TP HCM chưa đến 1 giờ lái xe cùng hệ tiện ích đa dạng, thiên nhiên trong lành, thiết lập những chuẩn mực sống mới.
Hình ảnh Waterpoint xưa

Waterpoint – Dấu ấn đô thị mới bên sông Vàm Cỏ Đông

(PLVN) - Waterpoint đã và đang không ngừng hoàn thiện diện mạo của một khu đô thị tích hợp mang tính biểu tượng, thiết lập những chuẩn mực sống mới bên dòng sông Vàm Cỏ Đông.Phát triển bền vững từ tầm nhìn quy hoạch dài hạn