Bầy én xôn xao

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những con én giãy giụa trong tấm lưới. Tiếng kêu hoảng loạn. Tiếng đập cánh vô vọng. Ngày càng siết chặt. Bất lực. Đau đớn. Rời rã. Tôi chưa thấy bầy én nào thoát được khỏi tấm lưới. Cũng như tôi, bao nhiêu năm nay vẫn bị trói chặt trong góc nhỏ cô đơn và mốc mác này.

Tôi ngồi đó, trân trân nhìn những cánh chim trời bị mắc kẹt trong sự nguyền rủa. Bản thân cái tên của chúng là một sự nguyền rủa. Ai bảo chúng là én? Nghe thật nực cười! Nhưng đời sống này có quá nhiều điều nực cười như thế! Chắc hẳn, đã có lúc, cha tôi hân hoan với những cánh én đón mùa xuân. Để rồi bây giờ lại nguyền rủa những cánh chim vô tội. Tất cả chỉ vì một cái tên. Vì mẹ là Én. Mẹ mang đến một mùa xuân tật nguyền.

***

Dạo này, cha tôi vẫn miệt mài đi bẫy én rồi về bán cho các quán nhậu. Tôi cũng không nhớ ông đã làm công việc này được bao lâu, chỉ nhớ cứ mỗi độ gió hây hẩy ấm nồng, những chú én tránh rét đã trở về thì ông cũng ra khỏi nhà với tấm lưới bạc phếch. Từng đàn chim hối hả bay qua khoảng trời xiên xẹo và vụn vỡ nơi nhà tôi. Chúng đánh rơi những cọng rơm vàng như những sợi kim tuyến lấp lánh trong nắng. Tôi cố bò ra, nhặt lấy cọng rơm khô. Không hiểu sao thấy hơi ấm sực về. Mùi đồng đất, nắng mưa, sương gió đọng lại trong sắc vàng phai. Tôi tưởng tượng ra cảnh bầy chim ùa về cánh đồng làng, ríu rít và háo hức như những đứa trẻ. Chúng liệng vòng và nô đùa trên những vòm lá. Hàng vạn cánh chim chấp chới trong vũ điệu hoan ca dưới bầu trời. Tôi thấy lòng mình xôn xao những thanh âm của tiếng bầy chim đập cánh. Nhưng không thể nào cất bước, tôi ngã khuỵu trước thềm nhà. Những cánh én tan ra trước mắt tôi. Chỉ còn những cọng lông buồn xác xơ rớt bên trời. Tôi cũng không thể nào đưa tay hứng lấy.

Cha về, càu nhàu vì tôi lại lê ra bậc cửa. Ông bế thốc tôi đặt vào giường và không quên dặn phải ngoan ngoãn nằm ở đó. Nếu không, xương của tôi sẽ vỡ, sẽ vụn nát rồi tan ra và tôi sẽ phải chết trong sự đau đớn khôn cùng. Tôi lặng yên lắng nghe tiếng vụn vỡ từ trong xương mình. Nhưng không thấy gì cả. Chỉ thấy đâu đó tiếng chíu chít của bầy én. Thì ra cha vừa mới đi bẫy chim về. Ông vứt con chim mồi nhồi rơm chỏng chơ ở góc nhà. Nó đã làm xong cái việc là dẫn dụ những con chim đồng loại vào chỗ chết. Có những lúc tôi đã căm hận con én nhồi rơm, muốn lột da, cắt xẻ nó thành trăm ngàn mảnh nhỏ. Nhưng có lúc tôi lại thấy nó tội nghiệp biết bao, khi bị cưỡng bức làm những điều tàn nhẫn. Nó đâu có được quyết định số phận của mình.

Cha tôi xách bao tải lưới, vắt lên vai rồi bước ra khỏi nhà. Những chú én quẫy đạp lên nhau trong cái bao bùng nhùng, tăm tối.

Tôi còn nhớ đôi bàn tay chắc nịch và thô sần của cha bóp nghẹt những con chim tội nghiệp. Ánh mắt chúng nhìn tôi tuyệt vọng. Cha tôi cười thỏa mãn, thỉnh thoảng lại rít lên một vài tiếng gì đó không rõ nghĩa. Hai hàm răng của cha va vào nhau như thủy tinh sắc lạnh gai người. Đôi mắt ánh lên những tia vằn đỏ đục ngầu.

Rồi tôi đã phấp phỏng mừng thầm khi cha mang bầy chim còn nguyên vẹn cả lông đến giao cho nhà hàng. Phải chăng là ông đã cảm thấy tội lỗi trước tiếng kêu căm phẫn của bầy chim?

***

Có lẽ, mẹ đã vô cùng thất vọng về tôi. Mẹ là Én. Mẹ mang một mùa xuân rực rỡ đến với thế giới này. Đó là sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của mẹ. Vậy mà, tôi - mùa xuân của mẹ lại chỉ là một đứa trẻ tật nguyền. Tôi không biết, phút giây đầu tiên khi tôi được sinh ra, mẹ ôm tôi vào lòng thì khuôn mặt bà như thế nào. Có đau đớn như con chim én bị vặt trụi lông trong tiếng kêu thương thảm khốc? Và bao nhiêu năm nay, khuôn mặt mẹ, tôi không sao mường tượng nổi. Khuôn mặt mẹ chập chờn lẫn vào khuôn mặt én. Tôi đã từng mơ mẹ hóa thành một cánh én bay đi và đã rơi vào chiếc lưới của cha. Cha vặt lông con chim én - mẹ trong cái cười man rợ. Mẹ giãy giụa kêu tiếng kêu loài én. Nước mắt chảy thành những giọt máu. Tôi vùng vẫy không thể nào cứu mẹ.

Tôi nhớ một buổi chiều xưa cũ. Tiếng cãi vã vọng ra từ căn buồng hòa vào tiếng thủy tinh vỡ, giòn và sắc lạnh. Mẹ tôi chạy vụt ra. Khuôn mặt tím bầm và mái tóc tơi tả. Mẹ dừng lại, nhìn tôi, lắc đầu rồi khóc nấc lên. Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì bóng mẹ đã khuất sau cánh cổng tre ọp ẹp. Cha tôi ngồi phịch xuống bậc thềm. Hơi thở hắt ra nặng nhọc. Bàn tay cha loang lổ máu và trên tay vẫn cầm một mảnh thủy tinh. Tôi nhìn gương mặt cha đứt gãy và biến dạng sau mảnh thủy tinh sắc lẹm. Rồi bóng chiều bao phủ. Sương khói dâng lên chập chờn trùm bóng cha tôi. Tôi đợi mẹ rẽ lối về trong màn khói sương nhưng bấy nhiêu năm rồi, dấu chân mẹ đã bị cỏ gà che kín.

Thế là mẹ đã ra đi từ dạo ấy. Ngày nào tôi cũng vẫn nằm trên chiếc giường cũ, nhìn ra cửa sổ để ngóng mẹ về. Mà sương khói mỗi ngày một giăng mắc nhiều hơn. Cha tôi lầm lụi từng ngày, miệt mài trên cánh đồng cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lúc cha trở về, toàn thân lấm lem, những mảng đất bám trên quần áo, đầu tóc đã khô cong, bạc phếch, rụng lả tả xuống nền nhà. Tôi hít hà thật sâu mùi bùn đất nồng nồng, ngai ngái vương vãi trong không gian chật hẹp nơi góc nhà. Thân thuộc quá mà sao với tôi nó lại xa vời thế. Tôi nhắm mắt, mường tượng ra cảnh mình chạy trên đồng đất quê hương. Những ngón chân tôi sục xuống bùn sâu, mềm và ấm. Đó là những ngày giêng hai, khi gió xuân hây hẩy mơn trớn cánh đồng, những bầy én chao liệng rộn rã kêu. Tôi chạy theo những cánh chim, vùn vụt lao qua cánh đồng và dòng sông. Rồi không biết tự lúc nào, tôi hóa thành một cánh én mải miết bay trên khung trời rộng mở. Tôi sải đôi cánh dài, bay qua muôn ngàn cây lá, vời vợi sắc xuân. Tôi bay qua khoảng trời chật hẹp nơi khoảnh sân nhà tôi, vẫn còn đó, ô của sổ với những chấn song như chia cắt bầu trời thành những khoảng đơn côi. Và vẫn còn đó, góc giường lặng lẽ. Những chiếu chăn nguội lạnh, thiếu hơi người…

***

Cha chưa bao giờ nói với tôi về mẹ, chưa bao giờ cho tôi một câu trả lời thỏa đáng vì sao mẹ lại ra đi. Mẹ không thể tiếp tục cảnh sống nghèo nàn này? Hay tôi sinh ra là một gánh nặng và nỗi tủi nhục của mẹ? Hay do những hờn ghen bạo liệt của cha? Tôi cũng không rõ nữa. Dù lý do là gì đi nữa, tôi vẫn mong mẹ trở về, để nói cùng mẹ rằng, tôi đâu muốn bản thân mình trở thành một con người không trọn vẹn. Tôi không biết bao nhiêu năm qua, mẹ có nhớ cha, nhớ đứa con tật nguyền này, nhớ mái nhà cũ kỹ và mảnh sân khấp khểnh? Còn tôi, mỗi độ chim én bay về, thì hình bóng mẹ lại ùa vào tâm trí. Khuôn mặt nhòe nhoẹt nước mắt tan lẫn vào khói sương.

Cũng từ lúc mẹ đi, cha tôi đi bẫy én. Lần đầu tiên nhìn thấy những con én giãy giụa trong cái túi lưới mà cha mang về, tôi thấy toàn thân ớn lạnh. Những chiếc cánh dài, nhọn cố vươn ra, nhọn hoắt như những mũi lao nhưng cũng không thể nào cắt được cái tấm lưới bùng nhùng vây kín. Bàn tay thô bạo của cha bóp nghẹt những cái ức phập phồng của bầy chim, từng mảng lông tan tác rụng rời… Rồi đến những con én của mùa sau, mùa sau nữa. Khi đất trời rạo rực vào xuân, tôi lại run rẩy nghĩ đến những bầy chim én. Một cái chết đang chờ đợi chúng. Nhưng không ai cảnh báo cho chúng điều này. Con chim mồi vẫn ngất ngư say trong những ảo tưởng và dẫn dụ.

Hôm nay, tối mịt, cha mới trở về. Quần áo, đầu tóc cũng vẫn lấm lem như mọi khi. Những bước chân nặng nề và khuôn mặt đầy mệt mỏi. Cha lặng im vứt tấm lưới và con chim mồi xuống bậc cửa. - Không có một con én nào, chẳng lẽ chim trời đã cạn? Cha ngồi phịch xuống bậc thềm, lặng thinh. Tôi hoang mang trước câu nói của cha. Không biết phải vui hay buồn. Chúng đã bị tuyệt diệt rồi sao, hay chúng đã rủ nhau bay về một miền đất lành nào khác? Ngay lập tức, trong tôi dâng lên một khát khao cháy bỏng, là có thể đi tới cánh đồng, dù có phải lăn, bò hay rách tướp trong sỏi đá của con đường gồ ghề đầy những bụi cây gai và cây xấu hổ. Nhưng loay hoay mãi, tôi vẫn không rời khỏi được chiếc giường. Cha thấy động, quay lại rồi nhấc tôi về chỗ cũ.

Phải đợi đến nửa đêm, khi cha đã say giấc, tôi lại tiếp tục hành trình của mình. Tôi cố nén những cơn đau từ một cơ thể yếu đuối. Tôi bò qua thành giường rồi ngã lăn xuống đất. Tôi lê lết trên nền nhà, lăn, bò, vượt qua những khúc khuỷu, gập ghềnh. Sương khói ùa vào mắt tôi. Tôi ngửi thấy mùi đồng đất thân quen, vị gió đồng lành lạnh tê đầu lưỡi. Lẽ nào, tôi đã ra được tới cánh đồng? Trước mắt tôi là bạt ngàn chim én chấp chới bay. Những mảng lông trắng muốt duyên dáng, hồn nhiên dưới lớp lông đen nhức như màn đêm. Bỗng nhiên, tôi bị rớt bịch một cái. Tôi bàng hoàng nhận ra mình chỉ mới bò được đến bậc cửa. Tôi ngã xuống nơi bậc thềm giàn giụa ánh trăng. Con chim mồi nhìn tôi khiêu khích. Bất giác, nhìn thấy chiếc bật lửa cha vứt ở đó, tôi tặng cho nó một mồi lửa. Lửa bén vào vải, vào rơm, cháy bùng bùng. Lửa hòa vào ánh trăng, rực sáng trong đêm. Tôi nghe có tiếng kêu thất thanh của con chim bị hỏa thiêu. Tôi ngửa mặt lên trời cười lớn. Không biết ngày mai, bầy én có trở về?

Tin cùng chuyên mục

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)

Có những kiểu yêu…

(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Đọc thêm

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Vùng trời tím biếc

Vùng trời tím biếc
(PLVN) - Nghe tiếng, tôi biết ông Đúc đến tìm bố, nên hờ hững bảo “họa sĩ ở trong phòng”. Tôi phụng phịu quay lại bức tranh đang vẽ dở. Cây khế lúc lỉu quả và hoa với lích chích tiếng chim kêu chẳng làm tôi tĩnh tâm được, có lẽ vì thế các bức vẽ chẳng bao giờ ra hồn. Chiều qua bố trúng gió nên có hơi sốt, tôi chỉ mua thuốc rồi đặt lên bàn mà không nói gì. Suốt bao năm qua tôi cứ tự đẩy bố xa khỏi mình.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Triệu chứng kẹt xe

Tranh minh họa: V. Học
(PLVN) - Sẽ không có gì đáng nói nếu như ông bố không rút “lệnh cho nhà”. Quân sẽ ngoan ngoãn nghe lời ông và không có gì oán thán. Đằng này ông cụ lại quay ngoắt một trăm tám mươi độ làm anh cay cú. Ngôi nhà cũ anh sẽ đầu tư xây mới, biến thành biệt thự tân thời. Một mình sở hữu hai căn, vậy coi như ổn với gã đàn ông một vợ, hai con.