Bầu sô "khóc" vì liveshow ế

(PLO) - Nếu như những năm trước, nhiều liveshow ghi dấu ấn bằng những cặp vé được rao bán từ 5-7 triệu đồng như của Bằng Kiều tạo cơn sốt vé cả ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, hay “Chế Linh, 30 năm tái ngộ”; “Tuấn Vũ, 10 năm tái ngộ” với giá vé bằng cả tháng lương công chức thì năm nay những liveshow ca nhạc đã hạ giá.
Tiền vé không đủ trả cát xê
Dường như những năm gần đây, bầu sô cần ca sỹ chứ không phải ca sỹ “nương” bầu sô như trước nữa. Truyền hình làm bão hòa thị hiếu người nghe, không thể tạo độ “nóng” được cho bất kỳ ai. Băng đĩa chương trình ca nhạc hải ngoại ngày càng hoành tráng, thu hút cả ca sĩ trong nước góp mặt.
Thời gian qua, có quá nhiều công ty biểu diễn nghệ thuật đã được cấp phép chương trình, lên kế hoạch quảng cáo nhưng cuối cùng chương trình chẳng thấy xuất hiện. Đó là trường hợp của Công ty IBG đã lên kế hoạch với một nghệ sỹ khuyết tật nổi tiếng thế giới, đã từng biểu diễn vòng quanh thế giới. Nghệ sỹ này sẽ được giới thiệu ở Việt Nam vào cuối năm, nhưng nhà tài trợ khó khăn xin rút, còn ước lượng việc bán vé cũng không tạo cơn sốt nên công ty đành chấp nhận cáo lỗi.
"Tên tuổi" Bằng Kiều bớt "nóng" so với năm 2012?
 "Tên tuổi" Bằng Kiều bớt "nóng" so với năm 2012?
Một chương trình chính kịch nội dung có ý nghĩa, diễn ra vào những ngày kỷ niệm trong năm tại Nhà hát Lớn sang trọng là thế nhưng sự quan tâm của khán giả cũng chẳng đáng là bao. Chị Nguyễn Thu Hằng phụ trách kinh doanh của một công ty biểu diễn nghệ thuật cho biết: “Hình như khán giả chẳng có ai quan tâm đến kịch. Một chương trình được đầu tư cả trăm triệu, riêng tiền cát-xê cho diễn viên hài nổi tiếng có sức thu hút khán giả để bán vé đã là 60 triệu đồng, tiền thuê địa điểm, thiết bị, ánh sáng, sân khấu tính cả trăm triệu đồng… Vậy nhưng suốt thời gian mở cửa bán vé, nhà tổ chức chỉ thu được 25 triệu đồng không đủ tiền trả cho một diễn viên đứng tên chương trình (diễn viên có thể đứng tên bán vé)”. “Lỗ nặng” là những từ mà các bầu show thời gian này vẫn than thở cùng nhau.
Một bầu show có tiếng tại Hà thành cũng ngao ngán khi nói về các chương trình liên kết với các nhà hát, hoặc tự tổ chức liveshow. Khán giả ngày càng đắn đo hơn khi bỏ tiền mua vé các chương trình nghệ thuật khi mà túi của họ không rủng rỉnh.
“Liên kết bán vé với nhà hát, chúng tôi được hưởng phần trăm nhưng lại phải chịu khoán 400-500 triệu đồng luôn. Nếu không bán được mức tiền như vậy, tôi phải bù lỗ và không được một đồng thù lao bán vé nào. Cũng có cách khác, bầu show mua chương trình của nhà hát và tự quản lý giá vé để thu lợi nhuận. Nhưng cách này cũng khó vì chương trình ngon thì giá lại “cắt cổ”… còn tự làm chương trình trong giai đoạn này lại quá mạo hiểm bởi chi phí quá lớn mà khán giả chưa mấy mặn mà với thị trường giải trí” - ông bầu này chia sẻ.
Hết thời cát sê… “trên trời”?
Hiện nay, khán giả càng lựa chọn kỹ chương trình khi móc hầu bao bởi không nhiều liveshow mới mẻ, trong khi kinh tế khó khăn. Thực tế hiện nay đòi hỏi các nhà tổ chức, những người làm nghệ thuật phải tính đến việc tổ chức những chương trình có chất lượng nhưng giá cả hợp lý, thậm chí là bình dân, để tạo sức hút, giúp các khán phòng không còn trống ghế.
Trong khi khán giả còn rất đắn đo khi bỏ tiền mua vé của các chương trình nghệ thuật thì tìm sự chia sẻ của nhà tổ chức với ca sỹ là quá khó khăn. Những cái tên có thể được treo lên để tạo sức hút, đứng tên chính cho chương trình luôn hét cát-xê cao ngất ngưởng. “Trong một chương trình, tôi có ý định mời cô ca sỹ nhí Phương Mỹ Chi tham gia, nhưng cát-xê mà “người quản lý” của cô bé đòi là 90 triệu đồng nên đành thôi. Nhiều khi tôi cứ đùa với bạn bè có con thì đầu tư cho đi học làm ca sỹ thu bộn tiền, chứ làm bầu show đói quá trời. Mình làm còng lưng, lo lắng rất nhiều cuối cùng cũng không đủ tiền thuê ca sỹ, bạc bẽo quá” - bà Giám đốc Công ty biểu diễn nghệ thuật Đông Đô chia sẻ.
Thời buổi khó khăn này, để giữ chân được các “sao” lâu dài cũng phải dựa vào mối thâm tình của bầu sô khi chương trình phải dừng lại bởi khó xin tài trợ, bởi lượng khán giả ít ỏi... bởi lẽ, có chương trình bầu sô đành phải hủy hợp đồng (dù chỉ bằng miệng) để “gạt” cát-xê sang chương trình tới… 
Có lẽ trong thời gian qua, chỉ duy nhất chương trình Dương cầm lạnh của Phú Quang là có lãi. Lý giải điều này, một bầu show khẳng định: “Nhạc Phú Quang vẫn có khán giả riêng. Có những “đại gia” vì yêu mến nhạc sỹ tài hoa gốc Hà Nội nên vẫn bỏ tiền túi ủng hộ. Đó là sự cuốn hút riêng của thương hiệu Phú Quang”.
Nếu như những năm trước, nhiều liveshow ghi dấu ấn bằng những cặp vé được rao bán từ 5-7 triệu đồng như của Bằng Kiều tạo cơn sốt vé cả ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, hay “Chế Linh, 30 năm tái ngộ”; “Tuấn Vũ, 10 năm tái ngộ” với giá vé bằng cả tháng lương công chức thì năm nay những liveshow ca nhạc đã hạ giá.
Thời kỳ thăng hoa làm đâu thắng đó của các bầu show dường như chỉ còn là ánh hào quang rơi rớt. Thi thoảng lắm khán giả mới bị sốt với vài liveshow đình đám. Những tên tuổi đó trong thời gian qua có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay như Đàm Vĩnh Hưng, Bằng Kiều. Có chương trình ca sỹ hải ngoại về nước sau 10 năm làm liveshow nhưng sức cuốn hút không có. Mặc dù địa điểm biểu diễn đã chọn ở nơi nhỏ, chi phí thấp nhưng nhà tổ chức vẫn đành chấp nhận cảnh thu không đủ chi. 
Trong thời điểm ế ẩm này, Bằng Kiều về nước hát trong liveshow Người tình in concert 2014 hy vọng lại hâm nóng thị trường âm nhạc. Ba nhà đồng tổ chức của chương trình lại hy vọng tạo ra một con sóng lớn mang tên Bằng Kiều cùng bốn mỹ nhân Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Tâm và Thu Phương, dẫu biết rằng sức nóng sẽ hạ nhiệt khi mà các ngôi sao xuất hiện quá dày, chạy show quá nhiều.
Những chương trình hài xuân nếu như mọi năm nở rộ sau Tết thì năm nay cũng vắng bóng. Sự xuất hiện của Xuân Hinh với hài xuân năm nay không còn. Thay vì những chương trình hài xuân có mức giá từ 200-700 ngàn đồng như mọi năm thì chương trình Táo quân của Nhà hát Tuổi Trẻ cũng chỉ làm giá 150 ngàn đồng. Giá vé ưu đãi nhưng sức hút cũng không lớn, nhà tổ chức ngao ngán dường như khán giả không quan tâm nhiều đến giải trí. Song thực tế, sự xuất hiện của quá nhiều chương trình băng đĩa nhạc hài khiến khán giả bị bão hòa. Thậm chí các danh hài cũng xuất hiện với tần suất quá dày nên sự yêu mến của khán giả với họ cũng nhạt nhòa đôi chút…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trách nhiệm của KOLs, KOCs khi 'vượt giới hạn' trong quảng cáo

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Không ít trường hợp KOLs (Key Opinion Leaders - “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay “người có sức ảnh hưởng”), KOCs (Key Opinion Consumers - “người tiêu dùng chủ chốt, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”) đã lợi dụng lòng tin của khán giả để quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng, khiến người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm không đúng như cam kết.

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt
(PLVN) - “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là bộ phim Việt đầu tiên chào sân trong tháng 4. Tác phẩm nhanh chóng được chú ý sau 1 ngày chiếu sớm.

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?
(PLVN) - Sau "Hương vị tình thân", "Thương ngày nắng về", "Gia đình mình vui bất thình lình"... dòng phim gia đình Việt tiếp tục duy trì vị thế vững chắc trên "khung giờ vàng", trở thành "món ăn tinh thần" yêu thích của nhiều khán giả.

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé
(PLVN) - Dù dẫn đầu phòng vé Việt tuần qua với doanh thu gần 15 tỷ đồng, song "Âm dương lộ" vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Việc ê-kíp để dàn diễn viên tham dự buổi ra mắt bằng xe cứu thương cũng khiến bộ phim đối mặt làn sóng tẩy chay trên mạng xã hội.

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt
(PLVN) - “Địa đạo” và “Mưa đỏ” - 2 bộ phim điện ảnh lấy đề tài chiến tranh lần lượt ra rạp vào dịp kỷ niệm những sự kiện trọng đại của đất nước đang nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng.