Bất thường việc trì hoãn thu hồi “siêu dự án” Đại Ninh: Bài 3 - Kế hoạch “tay không bắt giặc” của “nhà đầu tư tỷ USD”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ chỗ cán bộ chức năng “bỏ quên” quy định pháp luật, cho doanh nghiệp vốn sở hữu “tí hon” thực hiện dự án có mức đầu tư “khổng lồ”; nên chủ đầu tư không có tiềm lực tài chính đã biến 3.595ha đất công thành “món hàng”, mời chào các nhà đầu tư thứ cấp sai quy định.
Dự án “tỷ USD” nhưng đường vào phải “đi ké” Thủy điện Đại Ninh.
Dự án “tỷ USD” nhưng đường vào phải “đi ké” Thủy điện Đại Ninh.

Không đủ điều kiện tài chính vẫn được “ôm” “siêu dự án”

Ở thời điểm 2010, khi thực hiện “Dự án khu đô thị thương mại, dịch vụ, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh” tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trên diện tích 3.595ha đất, Cty CP Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh ngoài tuân thủ quy định Luật Đầu tư, còn phải tuân thủ “Quy chế khu đô thị mới (KĐTM)” ban hành kèm theo Nghị định 02/2006/NĐ-CP.

“Tự tin” bất thường

Trao đổi với PLVN, cán bộ một số sở, ngành Lâm Đồng cho hay rất băn khoăn trước những động thái “khó hiểu” Cty Sài Gòn Đại Ninh dù đã bị kết luận có vi phạm. Có thể kể đến chuyện Cty “không thèm” đến dự cuộc họp ngày 16/9/2020; đưa ra nhiều đề xuất vô lý về việc được tiếp tục thực hiện dự án và nộp tiền theo một quyết định đã không còn giá trị pháp lý; đổ lỗi sai sự thật rằng “thủ tục pháp lý kéo dài”... Đã bị từ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, đến TTCP kết luận có nhiều sai phạm; sao Sài Gòn Đại Ninh còn “tự tin” bất thường như vậy?

Để tránh tình trạng nhà đầu tư không có tiền mà chỉ “buôn nước bọt”, khoản b Điều 11 Nghị định 02 đã quy định rõ chủ đầu tư “phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu không nhỏ hơn 20% tổng mức đầu tư dự án”. Trong Giấy chứng nhận (GCN) đầu tư của dự án này, Sài Gòn Đại Ninh cam kết đầu tư vào đây hơn 25.243 tỷ đồng.

Như vậy lẽ ra Sài Gòn Đại Ninh phải có vốn thuộc sở hữu ít nhất là 5.048 tỷ đồng. Thế nhưng ở thời điểm đó, theo GCN đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), Sài Gòn Đại Ninh mới chỉ thành lập trước đó chưa đầy 1 năm, vốn điều lệ 600 tỷ. Cứ cho rằng “vốn điều lệ” chính là “vốn đầu tư thuộc sở hữu” thì theo quy định trên, Sài Gòn Đại Ninh vẫn không đủ điều kiện thực hiện dự án, không được “ôm” dự án này. Dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi cán bộ chức năng đã thẩm định xác minh khả năng tài chính của Sài Gòn Đại Ninh trước khi cấp GCN đầu tư hay chưa?

Từ sai sót mấu chốt nêu trên, đã gây ra nhiều hệ lụy dai dẳng hàng chục năm nay.

Như PLVN đã phản ánh, doanh nghiệp này sau đó được cho chuyển mục đích sử dụng 166ha đất, miễn giảm 30%, phải nộp 158 tỷ; nhưng vẫn không thực hiện nghĩa vụ tài chính dù bị đôn đốc nhiều lần; đến tháng 10/2018 cộng cả tiền phạt chậm nộp là 262 tỷ.

Đầu 2018, Bộ Tài chính vào cuộc, ra kết luận thanh tra (KLTT) 297/BTC-TT nêu rõ trường hợp Cty không có khả năng thực hiện thì chuyển sang cho thuê đất thu tiền hàng năm, hoặc thu hồi dự án. UBND tỉnh sau đó thu hồi các quyết định đã ban hành, hoàn trả 166ha đất về trạng thái đất chuyên dùng.

“Tiềm lực tài chính” Sài Gòn Đại Ninh cỡ nào? Chỉ với một khoản tiền chưa đầy 7 tỷ VNĐ, “nhà đầu tư tỷ USD” phải gần 4 năm mới trả hết. Ngày 2/3/2017, Sở Tài chính ra Quyết định 22/QĐ-STC xác định Cty phải nộp 6,66 tỷ vì đã để xảy ra thiệt hại tài nguyên rừng. Mãi gần hai năm sau, ngày 21/12/2018, Cty mới nộp tạm 1,66 tỷ. Và mãi đến 25/9/2020, cùng khoảng thời điểm có văn bản xin “phúc tra”, Cty mới nộp nốt gần 5 tỷ.

Sài Gòn Đại Ninh đã nộp bao nhiêu tiền thuê đất? Theo hồ sơ, Cty được miễn tiền thuê đất 11 năm với diện tích đất thuê. Sau hàng chục năm, đến nay Cty mới chỉ phải nộp số tiền thuê đất 409 triệu đồng.

Trong báo cáo về vốn đầu tư, Sài Gòn Đại Ninh cho rằng “đã thực hiện 2.269 tỷ đồng”, chiếm 9% tổng mức đầu tư. Ghi nhận thực tế tại hiện trường, có dấu hiệu số liệu trên là sai sự thật. Tổng số tiền bỏ vào các “công trình xây dựng” tại dự án, ước tính chỉ vài chục tỷ đồng.

Sau khi bị đề nghị thu hồi dự án, Sài Gòn Đại Ninh vội làm con đường dốc dựng đứng “đánh đố” mọi loại phương tiện.

Sau khi bị đề nghị thu hồi dự án, Sài Gòn Đại Ninh vội làm con đường dốc dựng đứng “đánh đố” mọi loại phương tiện.

Kế hoạch “tay không bắt giặc”

Trong các báo cáo, tự Sài Gòn Đại Ninh đã nhiều lần cho biết bản thân mình không có khả năng tài chính thực hiện dự án Đại Ninh, phải trông chờ phụ thuộc vào các nhà đầu tư thứ cấp.

Ngày 18/4/2018, làm việc với các sở, ngành, Cty “ra điều kiện” “sau khi kêu gọi được nhà đầu tư” thì mới xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở để thực hiện dự án. Tại Văn bản 09/2020/BC-SGĐN ngày 28/9/2020, Cty tiếp tục lý giải “gặp khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp”. Cty thừa nhận “gặp khó khăn về tài chính” và đổ lỗi cho “khủng khoảng tài chính toàn cầu”.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí hơn 6 phút hồi 2019, ông Trần Văn Phong (tự giới thiệu Phó TGĐ thường trực Cty; tuy nhiên trong Giấy ĐKKD cấp hồi tháng 1/2021 ghi ông Phong là Trưởng Chi nhánh Cty tại Lâm Đồng) nhiều lần nhắc đến yếu tố “các nhà đầu tư thứ cấp cùng nhau vào xây dựng” dự án.

Vấn đề ở chỗ theo quy định pháp luật, Sài Gòn Đại Ninh chưa được phép kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp.

Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 02/2006/NĐ-CP (văn bản có hiệu lực tại thời điểm dự án được cấp phép) và khoản 13 Điều 2 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị (văn bản có hiệu lực tại thời điểm hiện tại); thì Sài Gòn Đại Ninh chỉ được chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất để các nhà đầu tư thứ cấp tham gia đầu tư xây dựng công trình khi dự án đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp.

Tại “siêu dự án” gần 3.600ha này, đường vào vẫn “đi ké” con đường của Thủy điện Đại Ninh. Bản thân Cty mới xây 1 hội trường hơn 500m2, 1 hội trường thô, 15 cái chòi đã đổ nát được gọi “nhà chuyên gia”, vài đoạn đường đất san gạt thô sơ, một đoạn đường rải đá cấp phối dẫn lên đỉnh đồi dựng đứng “đánh đố” mọi loại phương tiện, vài hàng cọc bê tông lởm chởm gỉ sét bên lòng hồ...

Tất cả những “công trình” này chỉ rải rác trong phạm vi vài km2 trên tổng diện tích 3.595ha nên không thể nói đã đạt yếu tố “đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp”; chưa được phép kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp.

Đến đây, đã có thể khẳng định Sài Gòn Đại Ninh không có khả năng tài chính thực hiện “siêu dự án”. Cam kết của Cty “có đủ năng lực tài chính” trong Văn bản 09/2020/BC-SGĐN là mâu thuẫn với chính những báo cáo của Cty trước đó, là sai sự thật.

Cận cảnh những công trình trong “khu đô thị tầm cỡ quốc tế”.

Cận cảnh những công trình trong “khu đô thị tầm cỡ quốc tế”.

Vì sao thanh tra lại sự việc?

Còn một câu hỏi nữa: Đúng sai liên quan dự án Đại Ninh đã được xác định rõ ràng như thế, vậy thanh tra lại để làm gì?

Theo Điều 48 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thanh tra, việc thanh tra lại (phúc tra) được thực hiện khi có một trong 5 căn cứ:

1. Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.

2. Có sai lầm trong áp dụng pháp luật khi KLTT.

3. Nội dung KLTT không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.

4. Cán bộ thẩm quyền được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.

5. Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.

Theo Điều 47 Nghị định 86, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) quyết định thanh tra lại vụ việc đã được cấp Bộ trưởng kết luận, nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi được Thủ tướng giao.

Như PLVN đã phản ánh trong các bài trước, trong KLTT với dự án Đại Ninh, không thấy dấu hiệu vi phạm về trình tự thủ tục hay cố ý làm sai lệch hồ sơ; việc áp dụng pháp luật khi KLTT đã được nhận định chính xác; nội dung kết luận phù hợp với các chứng cứ... Phải chăng phát hiện thêm những vi phạm pháp luật nghiêm trọng của dự án nên TTCP mới có động thái như trên?

Một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư nhận định: “Từ sai sót không thẩm định năng lực tài chính trước khi cấp GCN đầu tư dự án, đã xảy ra một cuộc “đầu tư” kiểu “bắc nước chờ gạo người”, “tay không bắt giặc”... hiếm thấy. Hậu quả là Nhà nước gánh chịu, nhiều ngàn ha đất bị bỏ không lãng phí, không ít diện tích rừng bị phá và lấn chiếm vô tội vạ, ảnh hưởng môi trường đầu tư. Tôi tin rằng TTCP và Thủ tướng Chính phủ sẽ có những kết luận công minh, chính xác, rõ ràng về những sai phạm tại dự án Đại Ninh, sớm dứt điểm vụ “lùm xùm” đã kéo dài qua hai thập kỷ này”.

Về phía địa phương, trả lời PLVN, một lãnh đạo huyện Đức Trọng, nói: “Dự án Đại Ninh có nhiều vi phạm. Huyện mong mỏi xử lý nghiêm vi phạm nhằm tránh lãng phí đất đai, ảnh hưởng môi trường đầu tư”.

Bị đề nghị thu hồi dự án, bất ngờ có người đại diện mới

Cùng khoảng thời điểm có văn bản đề nghị phúc tra, Sài Gòn Đại Ninh làm thủ tục thay đổi người đại diện của Cty. Theo GCN ĐKDN thay đổi lần 8, từ 28/1/2021, ông Nguyễn Cao Trí (SN 1970, ngụ quận 3, TP HCM, một doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực bất động sản tại phía Nam) là TGĐ Cty. Trước đó, bà Phan Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT) là người đại diện Cty. Vốn điều lệ Cty hiện đăng ký 2.000 tỷ. Cty có 8 cổ đông đều là cá nhân, trong đó ghi bà Hoa nắm giữ số cổ phần 1.770 tỷ đồng và không có tên ông Trí.

Các chuyên gia tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương.

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương

(PLVN) - Thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 25 địa phương đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh, sử dụng đến hết năm nay. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, bảng giá đất điều chỉnh đã tạo phản ứng dư luận lớn khi có mức tăng đột biến so với bảng giá đất cũ. Liệu giá đất hiện nay đã thực sự tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư” ?
 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Ảnh minh hoạ.

Điểm tựa để tháo gỡ vướng mắc

(PLVN) -   Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án theo Quyết định 1568/QĐ-TTg của Thủ tướng với TP HCM vừa diễn ra; cho chúng ta thấy một số kinh nghiệm quý báu trong tháo gỡ vướng mắc.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
Ảnh minh hoạ.

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

(PLVN) -  Khu đô thị sân bay KITA Airport City được KITA Group phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) lấy Sân bay Quốc tế Cần Thơ và hệ thống giao thông kết nối liên vùng làm trung tâm phát triển, hứa hẹn tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, sôi động trong tương lai .
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nhận định thị trường bất động sản (BĐS) đang tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, mã CRE, thuộc Cen Group) đã có những bước tạo đà mạnh mẽ, xây dựng bệ phóng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo để nắm chắc cơ hội và giữ vững ngôi vị số 1 trong lĩnh vực dịch vụ BĐS.