Bất thường quyết định kỷ luật đối với 2 vận động viên bóng rổ của VBF

Bất thường quyết định kỷ luật đối với 2 vận động viên bóng rổ của VBF
(PLVN) - Tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 8 được tổ chức năm 2018, trong khuôn khổ thi đấu bộ môn Bóng rổ đã diễn ra một sự việc đáng tiếc, đó là 2 vận động viên (VĐV) thi đấu cho đội bóng rổ TP Cần Thơ trong lúc không kiềm chế đã có hành vi tấn công trọng tài. Lẽ dĩ nhiên hành vi này cần phải bị xử lý nghiêm minh, nhưng mức độ và án phạt như thế nào là phù hợp thì lại là một việc cần phải xem xét và cân nhắc.

Những hành vi phi thể thao

Vào ngày thi đấu thứ 2 tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2018 đã diễn ra một sự việc đáng quên của bóng rổ Việt Nam khi các VĐV Lê Văn Đầy (SN 1995) và Lê Phước Thắng (SN 1992) của đội bóng rổ TP Cần Thơ lao vào tấn công trọng tài Lê Huệ Thông.

Theo đó, khi trận đấu còn 41 giây là kết thúc, đội bóng Cần Thơ bị đội Bình Thuận dẫn trước 26 điểm và không còn cửa để lật ngược tình thế, trong một tình huống dẫn bóng phản công, Đầy bị trọng tài thổi còi và báo hiệu phạm lỗi, cho đội Bình Thuận được kiểm soát bóng. Do bức xúc, Đầy đã có hành vi đập mạnh bóng xuống sàn, vì hành vi phản ứng đó, Đầy tiếp tục bị trọng tài Thông thổi phạt lỗi kỹ thuật.

Lúc này, Đầy không kiềm chế được nên đã lao vào đấm trọng tài Thông, còn Lê Phước Thắng cầm bóng ném thẳng vào người trọng tài. Việc tấn công trọng tài và chỉ dừng lại khi được đồng đội can ngăn.

Hai VĐV đã có hành vi hành hung, tấn công trọng tài
 Hai VĐV đã có hành vi hành hung, tấn công trọng tài

Sau màn hành hung, hai cầu thủ của đội bóng rổ Cần Thơ bị trục xuất khỏi sân, ngay ngày 19/11/2019, Ban tổ chức Đại hội đã họp khẩn và có hình thức kỷ luật kịp thời đối với 2 VĐV này. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đã có văn bản thông báo số 4664/TB-SVHTTDL về việc loại 2 VĐV này ra khỏi Đoàn thể thao TP Cần Thơ do vi phạm kỷ luật, các hình thức kỷ luật đã tương đối đầy đủ và có tính răn đe.

Đến ngày 28/11/2018, Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 125 và 126/QĐ-VBF về việc kỷ luật 2 vận động viên này bằng các hình thức: Hủy thẻ vận động viên; Hủy kết quả phong cấp vận động viên và Cấm tham gia các hoạt động bóng rổ do Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam tổ chức hoặc ban hành điều lệ trong thời hạn 10 năm.

Quyết định kỷ luật “có vấn đề”

Phải nói rõ rằng bất cứ hành vi phi thể thao nào đều phải bị xử lý và xử phạt thích đáng. Trong trường hợp này, ngay sau khi hành vi hành hung trọng tài của 2 vận động viên xảy ra, các vận động viên này đã bị trục xuất khỏi sân và tước quyền thi đấu tại Đại hội.

Sau khi có hành vi phi thể thao, Lê Văn Đầy đã chính thức gửi lời xin lỗi tới trọng tài Lê Huệ Thông và có những lời trần tình về hành động của mình: “Trong cuộc đời mình chưa bao giờ em nóng nảy và mất kiểm soát đến vậy. Em rất buồn khi mình lại hành động như thế. Có những thời điểm đội em gỡ chỉ còn 6 điểm, mọi người đã rất cố gắng nhưng những tình huống trên sân và quyết định của trọng tài gây nên ức chế. Tình huống đó em không nghĩ mình phạm lỗi vì thế em đã nóng giận và đập bóng xuống đất. Em nghĩ rằng mình chỉ bị nhắc nhở như những cầu thủ khác của Bình Thuận.

Nhưng khi đó trọng tài thổi lỗi kỹ thuật khiến em vô cùng bất ngờ rồi nóng giận và xảy ra sự việc như vậy. Em mong rằng mọi người sẽ thông cảm cho em phần nào với góc nhìn khác của sự việc. Việc em đánh trọng tài là em đã sai không thể bào chữa. Em đã sai rồi nhưng mong mọi người hãy nhìn sâu hơn để hiểu cho em một chút”.

Lê Văn Đầy được coi là tài năng trẻ của bóng rổ Cần Thơ, từng khoác áo Cantho Catfish tại giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam VBA 2016 và cùng với Saigon Heat tham dự Giải bóng rổ Đông Nam Á 2016-2017.

Nhìn lại quyết định kỷ luật đối với 2 vận động viên này thì quả là có những điều lạ. Phóng viên đã liên hệ với một số thành viên của Tiểu ban Pháp chế, khen thưởng, kỷ luật của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam thì đa phần các thành viên Tiểu ban này không được biết, không bàn và không có bất cứ văn bản nào tham mưu đề nghị về hình thức kỷ luật cho 2 VĐV của Cần Thơ

Thẩm quyền và căn cứ để ra quyết định kỷ luật đối với các VĐV có xác đáng?
Thẩm quyền và căn cứ để ra quyết định kỷ luật đối với các VĐV có xác đáng?

Tiếp tục tìm hiểu, phóng viên liên hệ với ông Trần Yến (HLV trưởng đội bóng rổ nam Cần Thơ tại Đại hội Thao toàn quốc lần thứ 8) thì ông Yến cho hay: “Tôi không nhận được bất kỳ lời mời nào của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam để giải trình về vấn đề này mà chỉ biết qua thông báo của Liên đoàn”.

Tiếp tục liên hệ với một số Phó chủ tịch, thành viên Ban Thường vụ của VBF, phóng viên vẫn nhận được câu trả lời là không biết hoặc có trao đổi qua điện thoại nhưng không hề có họp hay văn bản nào gửi các thành viên Ban Thường vụ về vấn đề này.

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu về các căn cứu pháp lý của Quyết định số 125 và 126/QĐ-VBF thì thấy nhiều bất cập. Thứ nhất, các căn cứ của quyết định đều thiếu cơ sở như căn cứ vào Điều lệ Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam được Bộ Nội vụ phê duyệt tại quyết định 762/QĐ-BNV ngày 15/4/2016. Điều lệ này chỉ có các quy định về tổ chức bộ máy hoạt động của Liên đoàn, chức năng nhiệm vụ của từng vị trí và khen thưởng kỷ luật đối với các ủy viên BCH. Cũng căn cứ theo Điều lệ của VBF, Ban Thường vụ không có thẩm quyền để ra quyết định hành chính hay xử phạt như trên.

Căn cứ thứ hai là Thông tư số 01/2013/TT-BVHTTDL cũng chỉ quy định về một số nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Hội thể thao quốc gia.

Căn cứ thứ ba là Quy chế làm việc của Ban chấp hành cũng không có quy định nào liên quan đến kỷ luật.

Căn cứ thứ tư, cũng là điều khó hiểu nhất là việc VBF xử lý kỷ luật đối với vận động viên Việt Nam thi đấu tại giải quốc nội lại căn cứ vào kết quả làm việc với Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế (FIBA) ngày 25/11/2018 tại Singapore, mà nội dung cuộc làm việc là gì, làm việc với ai, kết luận như thế nào thì không được công bố.

Cuối cùng, căn cứ mạnh mẽ nhất để xử lý kỷ luật là Quy chế kỷ luật của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam thì đến thời điểm này vẫn không có, còn bộ phận chuyên trách là Tiểu ban Pháp chế, khen thưởng, kỷ luật thì lại không được tham gia bàn bạc hay lấy ý kiến mà thay vào đó, VBF lại xét đề nghị của Tổng Thư ký VBF là ông Lê Hoàng Anh và thành lập “khẩn” Ban kỷ luật theo quyết định số 124/QĐ-VBF vào ngày 16/11/2018 để ban hành Quyết định kỷ luật đối với các vận động viên Lê Văn Đầy và Lê Phước Thắng.

Có thể nói, đối với bất kỳ vận động viên chuyên nghiệp của bất kỳ bộ môn thể thao nào, việc bị cấm thi đấu 10 năm không khác gì “án tử” đối với sự nghiệp của họ. Sau 10 năm, các cầu thủ nếu có tiếp tục được thi đấu thì chắc chỉ còn tham gia được giải dành cho lứa tuổi... lão tướng mà thôi. Cho nên cần phải làm rõ thẩm quyền của Ban thường vụ VBF trong việc ra quyết định và các căn cứ để đưa ra hình thức xử phạt đối với các VĐV này.

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.