Bất thường khung cảnh Bắc Kinh sau kỳ nghỉ Tết

Bắc Kinh đáng lẽ đã quay lại nhịp sống hối hả thường thấy sau kỳ nghỉ Tết, nhưng ba ngày làm việc trôi qua, thành phố vẫn hiu quạnh bất thường.

Bắc Kinh đáng lẽ đã quay lại nhịp sống hối hả thường thấy sau kỳ nghỉ Tết, nhưng ba ngày làm việc trôi qua, thành phố vẫn hiu quạnh bất thường.

Hôm qua là ngày thứ ba người dân Bắc Kinh quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài hơn dự kiến vì dịch viêm phổi corona (Covid-19). Tuy nhiên, cảnh tượng thành phố giờ đây không giống những gì người ta thường hình dung. 

"Thông thường, hàng nghìn hành khách đi tàu điện ngầm từ nhà ga gần đây sẽ ghé qua mua gì đó. Nhưng giờ may mắn lắm tôi mới thấy khoảng 20 người ghé qua mỗi giờ", Nancy Cao, nhân viên thu ngân 25 tuổi, đeo khẩu trang và găng tay trực tại cửa hàng tiện lợi ở một trung tâm thương mại, cho biết.

Người đàn ông đeo khẩu trang đạp xe trên phố không bóng người ở Bắc Kinh hôm 12/2. Ảnh: Washington Post.

Người đàn ông đeo khẩu trang đạp xe trên phố không bóng người ở Bắc Kinh hôm 12/2. Ảnh:Washington Post.

Lo ngại dịch viêm phổi ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng mà chính phủ Trung Quốc đang cố gắng duy trì ở mức 6%, giới chức đã kêu gọi doanh nghiệp trên cả nước quay trở lại làm việc sau khi kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thêm một tuần. Giới chức các tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch có thể tự quyết định thời điểm làm việc trở lại, ngoại trừ tâm dịch Hồ Bắc và phần lớn tỉnh Chiết Giang, Quảng Đông, hai tỉnh công nghiệp lớn bị ảnh hưởng nặng tiếp theo.

Tại thủ đô Bắc Kinh, thành phố 22 triệu dân đã ghi nhận 352 ca nhiễm nCoV, các con phố, tòa nhà văn phòng và cửa hàng vẫn khá vắng vẻ trong ngày thứ ba người dân bắt đầu đi làm lại.

Sanlitun, trung tâm mua sắm hào nhoáng thường nhộn nhịp người qua lại vào giờ nghỉ trưa, giờ giống khu đất hoang. Cửa hàng của Apple đóng cửa. Uniqlo và Starbucks chỉ mở một cửa hàng duy nhất và nhân viên phải liên tục khử trùng tay nắm cửa. Cửa hàng H&M không bóng người, trong khi Gucci cũng rất ít khách. Khu vực tập trung đông người nhất là bàn kiểm tra thân nhiệt cho khách trước khi vào trung tâm mua sắm.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay 80% doanh nghiệp sản xuất ở Bắc Kinh đã trở lại hoạt động và các quan chức cũng khẳng định các dự án lớn sẽ được nối lại sớm nhất có thể. Tuy nhiên, những gì diễn ra trên đường phố Bắc Kinh không thể hiện điều đó.

Người phụ nữ đeo khẩu trang ngồi một mình trong quán cà phê ở trung tâm thương mại Solana, Bắc Kinh hôm 12/2. Ảnh: Washington Post.

Người phụ nữ đeo khẩu trang ngồi một mình trong quán cà phê ở trung tâm thương mại Solana, Bắc Kinh hôm 12/2. Ảnh:Washington Post.

Hầu hết ngân hàng đều đóng cửa và các tòa nhà văn phòng gần như vắng tanh. Bảo vệ một tòa nhà ở quận Đông Thành cho biết cả 12 tầng đều không có người, chỉ thỉnh thoảng có vài nhân viên tới lấy máy tính. 

Chỉ có 400 người tới tòa nhà văn phòng Gemdale Plaza ở quận Đông Thành, trung tâm kinh doanh ở Bắc Kinh hôm 10/2, chưa đầy 10% so với bình thường, quản lý tòa nhà cho biết. Tình hình cũng không khá hơn ở quận tài chính phía tây thành phố. Zhou Yahui, đại diện công ty bất động sản thương mại CBRE, cho biết chỉ 20-25% số nhân viên quay lại làm việc.

"Tôi làm việc ở nhà. Khi dắt chó đi dạo vào trưa qua lúc trời khá ấm áp, tôi thấy nhiều doanh nghiệp nhỏ ở khu phố này vẫn đóng cửa. Cửa hàng hoa quả, quán mì mà tôi từng mượn bơm xe đạp, cửa hàng bánh mì kẹp, cửa hàng linh kiện, tiệm làm móng, tất cả đều đóng cửa ngoại trừ siêu thị", Zhou nói.

Thời gian đi lại giờ rút ngắn một nửa so với ngày thường bởi không có người trên đường. Quảng trường Thiên An Môn và Tử Cấm Thành, nơi thường chen chúc người qua lại ở trung tâm Bắc Kinh, không bóng người ngoài bảo vệ.

Khắp các con phố giờ chỉ có nhân viên vệ sinh và máy rửa đường. Mùi dầu, ớt đặc trưng trong nước thải ở Bắc Kinh giờ thay thế hoàn toàn bằng mùi chất tẩy rửa. 

"Tôi khử trùng cả chổi và xe đẩy rác. Sao tôi có thể không lo lắng cơ chứ? Mọi người đều lo lắng và sợ hãi mà", Xu Changfu, nhân viên vệ sinh đến từ Nội Mông, cho hay.

Với nhiều người bị mắc kẹt trong dịch viêm phổi, dù không bị ảnh hưởng trực tiếp, họ cũng khó có thể quay lại cuộc sống bình thường như trước. Việc nhiều cửa hàng tiếp tục đóng cửa gây khó chịu, nhưng chưa tới mức khiến mọi thứ tê liệt.

"Tôi dĩ nhiên cảm thấy rất tệ khi không biết làm gì vào lúc này. Nhưng tôi không có lựa chọn nào khác", Zhang Yi, trợ lý đạo diễn một dự án phim ở Bắc Kinh phải tạm ngừng do dịch, cho hay. Zhang thêm rằng anh hiểu quyết định của chính quyền để ngăn dịch, nhưng cũng sợ ảnh hưởng tới phim của anh và các dự án phim khác trong tương lai.

Virus corona có thể là đòn giáng mạnh vào công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, Zhang nhận định. 70.000 rạp chiếu phim ở quốc gia này đã đóng cửa hơn 3 tuần, bao gồm dịp nghỉ Tết Nguyên đán, khoảng thời gian có doanh thu lớn nhất của phòng vé.

Báo cáo từ nhiều khu vực trên khắp cả nước cho thấy người dân vẫn sợ hãi khi ở gần người khác. Tại thành phố Thượng Hải hôm qua, giải đua công thức 1 Grand Prix 2020 và tuần lễ thời trang đều bị hoãn do dịch viêm phổi.

Tại Quảng Châu, thành phố 12 triệu dân, nhiều nhà máy sản xuất điện tử và ôtô lớn cấm nhân viên ăn tại các nhà hàng trừ căng tin của công ty cho tới khi có thông báo mới. 

Chính quyền Thâm Quyến không cho phép các khu công nghiệp công nghệ cao, nơi có nhiều công nhân nhập cư, mở cửa cho tới ngày 17/2. Khu Công nghệ Khoa học Nam Sơn hôm qua gần như vắng bóng người.

"Giống nhiều người khác, tôi rất sợ virus này", Xu, chủ cửa hàng quảng cáo và in ấn Hexing, nói và thêm rằng đã mất doanh thu một tháng. "Nó thực sự đáng sợ và tôi thấy truyền thông đưa tin rằng có nhiều ca nhiễm ở xung quanh đây. Do đó, lúc này tốt hơn hết là nghỉ ngơi và cố gắng sống sót, khỏe mạnh. Đây mới là chuyện quan trọng".

Người đàn ông đeo khẩu trang đi bộ bên ngoài trung tâm mua sắm Solana vắng tanh ở Bắc Kinh hôm 12/2. Ảnh: Washington Post.

Người đàn ông đeo khẩu trang đi bộ bên ngoài trung tâm mua sắm Solana vắng tanh ở Bắc Kinh hôm 12/2. Ảnh:Washington Post.

Tuy nhiên, với việc nhiều người chưa muốn rời nhà để quay lại làm việc sau kỳ nghỉ, nhiều quan chức Trung Quốc cảnh báo tác động của việc hạn chế đi lại khi virus chưa được kiểm soát.

"Chúng tôi sợ rằng các nhà máy sẽ biến mất cùng với dịch viêm phổi. Việc gián đoạn hoạt động của cỗ máy bơm dòng máu mới vào nền kinh tế còn đáng sợ hơn chính dịch bệnh này", Hoàng Kỳ Phàm, phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Tài chính Trung Quốc, nói hồi đầu tuần. 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.