Bất ngờ yếu tứ chi, bé trai được phát hiện mắc bệnh hiếm

Bác sĩ thăm khám đánh giá khả năng vận động của trẻ trước khi xuất viện.
Bác sĩ thăm khám đánh giá khả năng vận động của trẻ trước khi xuất viện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công cho bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não – căn bệnh rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Bệnh nhi H.Đ.H (trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) được đưa vào nhập viện ngày 18/2 trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Trước đó 5 ngày, bé H xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn ngắn, có tình trạng khó nói nhưng không sốt, không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ.

Gia đình sau đó đưa bé tới khám tại Trung tâm y tế huyện, được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát hiện bất thường nên được yêu cầu tiếp tục theo dõi tại nhà.

Về nhà, trẻ xuất hiện cơn yếu liệt tứ chi dài hơn (khoảng 15 – 20 phút) kèm theo khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ. Tuy nhiên, khi hết cơn yếu liệt, trẻ vận động đi lại và nói chuyện bình thường.

Đến tối ngày 18/2, trẻ tiếp tục xuất hiện tình trạng yếu liệt tứ chi nhưng kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ kèm theo tình trạng khó thở, khó nói, gia đình vội đưa bé tới Bệnh viện Sản Nhi thăm khám.

Thời điểm vào viện, trẻ khó thở nhiều phải thở oxy hỗ trợ, trẻ mệt mỏi, tứ chi yếu liệt, cơ lực còn 3/5, trẻ khó nói, không méo miệng, đại tiểu tiện không tự chủ, có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.

Bác sĩ Nguyễn Võ Lộc – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc cho biết: "Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi, chúng tôi ngay lập tức cho trẻ thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để tìm nguyên nhân. Trong đó, kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não của trẻ cho thấy hình ảnh tổn thương phía trước cầu não. Do đây là một trường hợp bệnh lý hiếm gặp, chúng tôi đã mời hội chẩn kết quả phim với chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và thống nhất kết luận trẻ bị nhồi máu nhu mô não, cầu não và thân não".

Bệnh nhi được điều trị chống phù não và dùng thuốc chống đông theo phác đồ. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi đã cải thiện khá nhiều, trẻ còn yếu chi nhẹ, cơ lực đạt 4/5, ăn uống được. Trẻ đã nói nhiều hơn nhưng còn khó và vẫn còn tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ.

Sau 20 ngày điều trị, trẻ đã đi lại được bình thường, nói rõ, ăn uống tốt, đại tiểu tiện tự chủ, không sốt, không nôn, không đau đầu. Trẻ được cho xuất viện và hẹn tái khám sau 2 tuần.

Nhồi máu não là căn bệnh nguy hiểm rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng rất nặng nề như: rối loạn ngôn ngữ, liệt chân tay, nửa người, liệt cả người, không tự chủ được vận động thông thường, mất kiểm soát đại tiểu tiện do không thể tự chủ,…

Các bác sĩ khuyến cáo, bố mẹ, người chăm sóc cần đặc biệt quan tâm đến những dấu hiệu bất thường trẻ. Đặc biệt, dấu hiệu yếu liệt chi thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý thần kinh nặng. Do đó khi thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm này cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.