Bất ngờ xuất thân nhân vật quyền lực đang thay ông Kim Jong Un điều hành đất nước

Hình ảnh do đài KCTV của Triều Tiên công bố hồi tháng 1 cho thấy ông Pak Pong-ju đang thì thầm với Chủ tịch Kim Jong-un trong lễ đón ông Kim từ Trung Quốc trở về.
Hình ảnh do đài KCTV của Triều Tiên công bố hồi tháng 1 cho thấy ông Pak Pong-ju đang thì thầm với Chủ tịch Kim Jong-un trong lễ đón ông Kim từ Trung Quốc trở về.
(PLVN) - Trong khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đang có chuyến công du nước ngoài dài nhất từ trước đến nay để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ  2 tại Hà Nội và thăm hữu nghị chính thức tới Việt Nam thì 3 quan chức hàng đầu của Triều Tiên đang ở trong nước để giúp ông Kim quán xuyến các vấn đề trong nước.

Theo tờ Thời báo Hàn Quốc, 3 nhân vật này là các ông Kim Yong-nam, Choe Ryong-hae và Pak Pong-ju – đều là ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.

Trong đó, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) hôm 26/2 đưa tin, Thủ tướng Triều Tiên Pak Pong-ju đã có chuyến thị sát một nhà máy sản xuất máy bơm và nhà máy sản xuất vật liệu cách điện tại thành phố Anju, tỉnh Nam Pyongan.

Ông Pak là ủy viên Đoàn Chủ tịch Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và là Phó chủ tịch Ủy ban Các vấn đề nhà nước Triều Tiên.

Ông Pak Pong-ju cũng đã tới thăm Trung tâm Khoa học và công nghệ Mirae, Phòng triển lãm Giáo dục và khoa học của trường Đại học Công nghệ Kim Chaek ở Bình Nhưỡng, Khu phức hợp Hóa chất Namhung ở Anju và có các cuộc gặp gỡ với các sinh viên và công nhân đang học tập và là việc tại các nơi này.

Theo Thời báo Hàn Quốc, tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên – ngày 27/2 cũng đưa tin về chuyến thị sát tới Anju của Thủ tướng Pak. 

Tờ Thời báo Hàn Quốc cho rằng việc truyền thông Triều Tiên đồng loạt đưa tin về các chuyến thị sát của Thủ tướng Pak Pong-ju tới các nhà máy và cơ sở sản xuất trên cả nước là thông điệp ngầm cho thấy ông Pak đã được Chủ tịch Kim Jong-un tin tưởng tuyệt đối trong việc đảm nhiệm xử lý các chiến lược kinh tế của Triều Tiên.

Ông Pak, năm nay 79 tuổi, là chiến lược gia kinh tế kỳ cựu. Ông được cả cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và Chủ tịch đương nhiệm của nước này Kim Jong-un tin tưởng vì những chiến lược kinh tế đổi mới đã giúp mở rộng quyền tự chủ của các nhà máy và người lao động để đạt năng suất cao hơn.

Điểm đặc biệt ở vị Thủ tướng của Triều Tiên là ông không xuất thân từ những gia đình “bề thế” như một số quan chức cấp cao khác của Triều Tiên mà sinh ra trong một gia đình bình thường, không có mối liên hệ nào với gia đình lãnh đạo Triều Tiên. 

Ông tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ Tokchon ở tỉnh Nam Pyongan – một trường không nằm trong top các đại học hàng đầu của Triều Tiên như Đại học Kim Nhật Thành hay Đại học Công nghệ Kim Chaek ở Bình Nhưỡng.

Các vấn đề kinh tế dự kiến sẽ được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 đang diễn ra tại Việt Nam. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.