Bất ngờ nguồn gốc cách đánh vần 'lạ' của cô giáo gây 'bão mạng'

Clip cô giáo dạy phụ huynh đánh vần “lạ” gây “bão mạng” thực tế lại là một phương pháp của một chương trình Tiếng Việt tiểu học đã áp dụng nhiều năm nay.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh được cho là một giáo viên tiểu học đang hướng dẫn các vị phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp 1 về chương trình dạy học mới với những thay đổi về cách đánh vần.

Theo đoạn clip, nữ giáo viên đứng trên bục giảng, dùng thước hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình đánh vần các từ “k”, “qu” theo chương trình mới đều phải đọc là “c”, hay thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”.

 Cô giáo dạy cách đánh vần theo cách lạ so với thông thường thu hút dư luận. Ảnh cắt từ clip

Cô giáo dạy cách đánh vần theo cách "lạ" so với thông thường thu hút dư luận. Ảnh cắt từ clip

Clip đăng tải ngay lập tức gây xôn xao dư luận, gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự hoang mang và lo ngại không biết đây thực sự có phải là chương trình giáo dục mới được áp dụng không.

Không ít người hoài nghi về phương pháp dạy học mới này, thậm chí được ví như đang triển khai cách đọc như cải tiến Tiếng Việt thành “Tiêw Việt” của PGS. Bùi Hiền trước đó. “Cách đánh vần này rất lạ, đến người lớn còn khó hiểu huống chi là áp dụng với học sinh tiểu học, nhất là những em học lớp 1” - Một phụ huynh chia sẻ.

 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Giáo dục công nghệ. Ảnh: TL

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Giáo dục công nghệ. Ảnh: TL

Sau khi đoạn clip gây tranh cãi được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, tại nhiều diễn đàn dành cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học, nhiều giáo viên cho rằng không mấy ngạc nhiên về cách đánh vần này. Đây là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, chương trình này cũng đã được thông qua và triển khai tại một số trường học trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên nhận xét đoạn clip hướng dẫn của cô giáo chưa thực sự “chuẩn” và góp phần gây khó hiểu đối với các bậc phụ huynh. Theo Chương trình Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, riêng các âm: gi; r; d đều đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau. C, k, q đều đọc là “cờ”. Ví dụ, “qua” đọc là “cờ - oa - qua”.

Chương trình tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục là một trong năm phương án dạy học và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm từ năm học 2008 - 2009. Sau đó, Bộ chủ trương mở rộng chương trình này để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học và hiện đang được áp dụng thử nghiệm tại nhiều địa phương.

Còn Bộ GD&ĐT cho biết, đây không phải chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ đang xác minh và sẽ sớm có thông tin về việc này.

Đọc thêm

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật TP HCM đoạt giải nhất cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot 2024

Ban tổ chức trao giải nhất cho đội TSUNAMI đến từ Trường Đại học Luật TP HCM.
(PLVN) - Ngày 25/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP HCM diễn ra vòng Chung kết và Lễ trao giải cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot cấp Quốc gia năm 2024, đánh dấu mùa thứ VIII thành công của sân chơi học thuật này. Sự tranh tài của hai đội xuất sắc nhất thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên môn và các sinh viên ngành luật trong cả nước.

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.