Bất ngờ bé trai 3 tuổi biết tính nhẩm, đọc được cả tiếng Việt và tiếng Anh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi cùng bé Nguyễn Tuấn Khải xem ti vi, anh Nguyễn Văn Linh (cha của bé) ngỡ ngàng thấy con đọc trước các con số hiện lên màn hình trước khi các biên tập viên đọc. Lúc đó, bé mới 13 tháng tuổi...

Clip: Bé trai 37 tháng tuổi biết tính nhẩm và đọc rành tiếng Việt và tiếng Anh.

Sau đó, gia đình cho biết, phát hiện bé Nguyễn Tuấn Khải (sinh ngày 10/02/2020) biết tính nhẩm, đọc rành cả tiếng Việt và tiếng Anh mà chưa từng được thầy, cô dạy.

Tại nhà anh Nguyễn Văn Linh (SN 1983) và chị Bùi Thanh Thuỷ (SN 1986, ở khóm 2, Phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cha mẹ của bé Khải), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã chứng kiến khả năng "siêu phàm" của bé Khải.

Bé Khải 13 tháng tuổi biết đọc chữ

Trước mắt phóng viên, anh Linh đưa ra một số cuốn sách, cuốn sách nào bé Khải cũng đọc to, rõ từng chữ. Khi anh Linh và chị Thủy đọc các con số bất kỳ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, hay phép tính nhân, cộng thì bé đều viết và tính đúng. Số điện thoại của người thân trong gia đình bé cũng nhớ chính xác.

Bé Nguyễn Tuấn Khải (37 tháng tuổi, áo thun đỏ) đọc vanh vách từng chữ, từng con số...

Bé Nguyễn Tuấn Khải (37 tháng tuổi, áo thun đỏ) đọc vanh vách từng chữ, từng con số...

Anh Linh chia sẻ, vợ chồng anh có 2 con trai. Bé lớn đang học lớp 2 của Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (phường 6, TP Cà Mau). Trong thời gian anh chị dạy con lớn học bài, bé Khải thường chăm chú xem, nghe và tìm tòi, học hỏi.

“Bé Khải được khoảng 13 tháng tuổi, trong một lần hai cha con ngồi xem tivi thì trên màn hình hiện các con số, bé bất ngờ đọc trước rồi biên tập viên mới đọc khiến tôi rất ngỡ ngàng. Đến 17 tháng tuổi, thời điểm dịch COVID-19, bé Khải tự học trên tivi và có thể nhớ hết bảng chữ cái tiếng Việt và tiếng Anh”, anh Linh kể. "Khoảng 27 tháng tuổi, bé Khải có thể đọc rành tiếng Việt mà không cần đánh vần. Đến nay, khi 37 tháng tuổi, bé tiếp tục phát triển khả năng ghi nhớ, đọc, viết được tiếng Việt lẫn tiếng Anh và nhớ chính xác bảng cửu chương khi được hỏi bất kỳ phép tính nhân hay cộng”.

Bé Nguyễn Tuấn Khải 37 cầm bút viết lên bảng từng chữ, từng con số...

Bé Nguyễn Tuấn Khải 37 cầm bút viết lên bảng từng chữ, từng con số...

Chị Thủy cho biết thêm, bé Khải năng động, hoạt bát. Thường ngày, bé giải trí bằng cách đọc chữ, phân biệt màu sắc, đọc chữ số… và thỉnh thoảng được gia đình cho xem chương trình dành cho trẻ em trên mạng xã hội. Khi người thân đưa đi nhà sách, bé thường chú ý đến các con số, sách vở chứ không mê đồ chơi như bao đứa trẻ khác…

Cũng tại ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), từng có trường hợp bé Kim Thiên Mỹ (dân tộc Khmer) khiến nhiều người ngạc nhiên khi bé tự biết đọc chữ, phân biệt được màu sắc, con vật và nói được số đếm từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt lẫn Tiếng Anh khi chỉ mới 2 tuổi. Điều tưởng chừng không thể có thực là khi bé chỉ mới biết nói chuyện khoảng 15 ngày đã biết đọc chữ.

* Hình ảnh bé trai được gia đình cho phép đăng tải.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.