'Bật mí' của bác sĩ da liễu có làn da đẹp 'bất chấp' thời gian nhân ngày 8/3

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Ths.BS. Trương Thị Huyền Trang, Khoa nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương "bật mí" với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam những "bí quyết" để có làn da đẹp nhân Ngày Quốc tế phụ nữ.

Ths.BS. Trương Thị Huyền Trang, Khoa nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh nhân vật cung cấp

Ths.BS. Trương Thị Huyền Trang, Khoa nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh nhân vật cung cấp

Vì sao bác sĩ Da liễu thường có làn da đẹp?

Theo Ths.BS. Trương Thị Huyền Trang, bài học đầu tiên các bác sĩ da liễu phải nắm được là cấu trúc, chức năng sinh lý của làn da. Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, chiếm 16% trong lượng cơ thể, nó nằm ở mặt ngoài, bao bọc che chở các cơ quan bên trong và bảo vệ cơ thể với môi trường bên ngoài. Da được cấu tạo bởi các thành phần tế bào da, chất nền ngoại bào, hệ mạch máu và các tuyến.

Bên cạnh đó, da có rất nhiều chức năng nhiệm vụ như: Bảo vệ, điều hoà thân nhiệt, bài tiết, chuyển hoá, thu nhận cảm giác, tạo sừng, tạo sắc tố, chức năng miễn dịch, hô hấp, tạo ngoại hình. Cấu trúc và hoạt động của da thay đổi theo tuổi và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Khi hiểu được làn da, các bác sĩ tiếp tục phải nắm được các thành phần hoạt chất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Sự tương tác giữa các thành phần với làn da. Việc chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da, mục đích sử dụng.

"Bài học tiếp theo, cũng là bài học lớn nhất, được trau dồi thường xuyên nhất của bác sĩ chính là chúng tôi được tiếp cận với nhiều khách hàng, nhiều bệnh nhân có tình trạng da khác nhau. Đó là, qua quá trình điều trị, chúng tôi có thể đúc rút cho mình các kinh nghiệm lâm sàng. Điều này khác biệt với việc một cá nhân sử dụng sản phẩm và review sản phẩm sử dụng, họ chỉ có kinh nghiệm trên nền da của mình", bác sĩ Huyền Trang cho hay.

Cũng theo Ths.BS. Trương Thị Huyền Trang, một làn da khoẻ và đẹp phải được cân bằng bởi rất nhiều yếu tố: thẩm mỹ, sắc đẹp, mỹ phẩm, thời gian, không gian, sắc tộc, màu da, tuổi và giai đoạn. Ngoài ra, da khoẻ là da không chịu các vấn đề bệnh lý như khô da, nhiễm trùng. Tình trạng da khoẻ phụ thuộc vào 4 yếu tố như: yếu tố nội tại da (tổn thương hàng rào da, nhạy cảm thần kinh, bệnh viêm da có sẵn). Các yếu tố trong cơ thể: hormon, căng thẳng, rối loạn cảm xúc. Yếu tố về lối sống: thói quen dùng mỹ phẩm, chế độ ăn, dùng rượu. Yếu tố về môi trường: ô nhiễm môi trường, thời tiết (nóng gió), tia UV.

"Các yếu tố nguy cơ làm da yếu như tuổi tác, da trắng, có bệnh da nền, thói quen dùng mỹ phẩm...", bác sĩ Huyền Trang cho biết thêm. "Các bạn nữ có làn da trắng đẹp có thể đem lại yếu tố thẩm mỹ, sắc đẹp ở một số vùng với quan điểm thẩm mỹ thích làn da trắng. Nhưng da trắng là yếu tố nguy cơ làm da dễ bị tổn thương đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời".

Các bước chăm sóc da

Chuyên gia về Da liễu cũng chia sẻ các bước để chăm sóc 1 làn da khoẻ đẹp, láng mịn. Ths.BS. Trương Thị Huyền Trang khuyên, trước khi chăm sóc da, cần hiểu được tính chất da của mình, da đang thiếu gì.

Chăm sóc da sẽ bao gồm các bước: Làm sạch da để loại bỏ các lớp bụi bẩn, các lớp trang điểm, chất tiết, mồ hôi và tế bào chết; Chọn sản phẩm làm sạch da thích hợp với từng loại da.

Chăm sóc da cơ bản nhằm mục đích cấp ẩm và chống lão hoá da. Các sản phẩm dưỡng ẩm có tỷ lệ nước và các thành phần chất béo khác nhau làm nên tính chất riêng của sản phẩm. Tỷ lệ các thành phần của sản phẩm cũng thay đổi để phù hợp với từng loại da khác nhau. Với làn da bình thường thì mục đích chăm sóc là hạn chế quá trình lão hoá.

"Ngày nay, rất nhiều thành phần có khả năng chống lão hoá cao như retinoid được đưa vào quy trình chăm sóc da cơ bản. Nhưng việc sử dụng các thành phần này cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như khô da, ngứa, châm chích và nếu không được kiểm soát thì làm cho tác dụng cả sản phẩm đi ngược lại mục đích", bác sĩ Huyền Trang nhấn mạnh.

Cần chăm sóc đặc biệt và tích cực đối với da trưởng thành. Cùng với tiến triển của thời gian, những biến đổi sinh lý tác động tới các tế bào da và làm thay đổi diện mạo bên ngoài con người. Chúng ta không thể ngăn cản được quá trình lão hoá, nhưng chúng ta có thể chăm sóc da, bảo vệ da làm cho quá trình lão hoá chậm hơn.

Bí quyết để có làn da đẹp

Theo Ths.BS. Trương Thị Huyền Trang, Khoa nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương, để có làn da đẹp, chúng ta cần ngủ đủ giấc, uống đủ nước. Mỗi người nên tích cực hoạt động thể dục thể thao để thúc đẩy quá trình tuần hoàn và đảm bảo cơ thể giữ được vẻ đẹp. Không nên uống cà phê, rượu, bia và những chất khô dễ làm sạm da. Không nên rửa mặt, tắm bằng nước quá nóng. Vui vẻ, thư giãn, tránh căng thẳng cũng là biện pháp làm đẹp da tự nhiên hiệu quả.

Vẻ đẹp con người phụ thuộc vào mắt nhìn và quan điểm cá nhân, tuy nhiên, chuyên gia về Da liễu cho rằng câu nói “nhất dáng, nhì da, thứ 3 mới là nét mặt” đúng với số đông.

"Tôi có cơ hôi gặp nhiều người nổi tiếng, phần lớn họ chăm chỉ giữ vóc dáng hơn là làn da. Làn da có thể che phủ bằng các lớp trang điểm. Nhưng với con mắt của bác sĩ Da liễu, tôi đặt vấn đề làn da lên trước. Vì làn da nếu không được chăm sóc bảo vệ sẽ lão hoá nhanh, mất đi sự tươi tắn, và không thể hoàn toàn cải thiện bằng trang điểm. Việc trang điểm nhiều càng làm da lão hoá nhanh hơn. Vì thế, hãy hiểu làn da của mình và cung cấp cho da những thứ mà da thực sự cần. Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ", bác sĩ Trang nói.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.