Bất động sản Việt lại “hút” “đại gia ngoại“

(PLO) - Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam hồi phục trở lại nửa đầu năm nay và kỳ vọng có nhiều dấu hiệu tăng trưởng cả về lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch cho thấy nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan lại quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam.
Thương vụ M&A Khách sạn Movenpick Sài Gòn được coi là một trong những thương vụ M&A bất động sản đình đám nhất đầu năm 2014
Thương vụ M&A Khách sạn Movenpick Sài Gòn được coi là một trong những thương vụ M&A bất động sản đình đám nhất đầu năm 2014
Thương vụ M&A bất động sản gia tăng mạnh mẽ
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nửa đầu năm nay, cả nước thu hút 5,7 tỉ đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI rót vào lĩnh vực BĐS chiếm 10%, chủ yếu thông qua hoạt động M&A. 
Ngay trong tháng 1/2014, Tập đoàn Tung Shing ở Hồng Kông đã mua 53% cổ phần của Khách sạn Movenpick Sài Gòn. Sau đó, Lotte Mart – tập đoàn bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc – đã mua lại Pico Plaza để mở rộng hoạt động. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Tập đoàn Bất động sản Sun Wah Việt Nam cũng đã cam kết đầu tư vào dự án Bay Water – một dự án do các nhà đầu tư trong nước sở hữu. Tại Khánh Hòa, một nhà đầu tư Israel đã cam kết đầu tư 300 triệu đô la vào dự án Khu du lịch Bãi Rồng Resort và đổi tên thành Alma Resort.
Các giao dịch M&A trong nước cũng tạo được sự chú ý trong công chúng. Vào tháng 5 vừa qua, Hoàng Anh Gia Lai đã công bố rút vốn khỏi dự án Đông Nam tại TP.HCM và chuyển giao cho Công ty Him Lam. Các giao dịch đáng chú ý khác trong phân khúc nhà ở bao gồm việc bán dự án Water Garden của PPI cho Tập đoàn Đất Xanh và việc mua lại 95% cổ phần của Công ty Xây dựng Thanh Hóa ở Dự án Sky Park Residence. 
Sự hồi phục và cải thiện tính thanh khoản của thị trường BĐS là kết quả những nỗ lực của Chính phủ để kích thích thị trường. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư BĐS rất quyết liệt trong việc bán các dự án để giảm bớt gánh nặng tài chính. Trong khi đó, các doanh nghiệp với nguồn tài chính mạnh lại mong muốn có được những dự án như vậy để tận dụng sự phục hồi của thị trường. Kết quả là một số thương vụ M&A đã diễn ra thành công. Cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện cũng như giao thông kết nối giữa các khu vực đô thị và các thành phố trọng điểm cũng góp phần giúp thị trường BĐS trở nên hấp dẫn hơn.
Sắp có làn sóng M&A mới trong bất động sản
Các hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh, với quan điểm Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tăng trưởng hứa hẹn nhất.
Theo nhận định của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Công ty Savills Việt Nam, thị trường sẽ tiếp tục có nhiều thương vụ chuyển nhượng các dự án phát triển nhà ở, bao gồm phân khúc căn hộ, BĐS gắn liền với đất và khu dân cư. Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến các tài sản đang hoạt động với tỷ suất sinh lợi ổn định và rủi ro thấp. “Trong phân khúc khách sạn, lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh cả trong và ngoài nước là lý do để đầu tư vào các khách sạn ở trung tâm thành phố cũng như các khu nghỉ dưỡng gần biển, được hỗ trợ thêm bởi sự gia tăng số lượng các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến nhiều sân bay tại các tỉnh, thành của Việt Nam” - ông Khương cho biết.
Theo ông Khương, sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn chiếm phần lớn các hoạt động M&A trong hai năm qua, dự kiến tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà đầu tư Singapore và Đài Loan ở phân khúc nhà ở và văn phòng cho thấy sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động ở hai phân khúc này trong những tháng cuối năm 2014 và trong năm 2015.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.