Bắt đầu Lễ diễu binh, diễu hành lớn nhất lịch sử

QTV - Đúng 7h55 phút sáng 10/10, trên quảng trường Ba Đình, trong tiếng Quốc ca hào hùng là 21 phát đại bác, bắt đầu cho Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

QTV - Đúng 7h55 phút sáng 10/10, trên quảng trường Ba Đình, trong tiếng Quốc ca hào hùng là 21 phát đại bác, bắt đầu cho Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

 >>  Cấm xe nhiều tuyến đường phục vụ Lễ diễu binh
 >>  “Ngủ đêm” bên bờ Hồ chờ đón Đại lễ
 
Phần diễu hành có 17 khối tham gia, bắt đầu bằng khối Hà Nội với xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội, xe rước bằng UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới…
 
Lực lượng diễu binh gồm 15 khối với sự tham gia của 12.000 người , đại diện các lực lượng quân đội gồm hải quân, lục quân, không quân, lực lượng đặc công...  Đại diện lực lượng công an là các khối cánh sát biển, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động... và các khối dân quân tự vệ nam, nữ.
 
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại hiện trường, khi máy bay và đoàn diễu binh đi qua các tuyến phố, đông đảo người dân vỗ tay cổ vũ và đồng thanh hô theo tiếng hô của đoàn diễu binh. Không khí sôi động và đầy cảm xúc theo từng bước chân của đoàn diễu binh. Trên các tuyến phố có đoàn diễu binh, diễu hành đi qua đã chật cứng người, không thể di chuyển.
 
Lễ diễu binh bắt đầu với sự trình diễn của 10 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và khẩu hiệu mang dòng chữ “kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Trong số các máy bay này, có những chiếc vừa tham gia cứu trợ đồng bào miền Trung cũng kịp trở về, tham gia vào đội hình chào mừng Đại lễ.
 
Phía dưới mặt đất, khối nghi trượng bắt đầu tiến vào lễ đài, đi đầu là xe mang biểu tượng quốc huy, xe mang ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và khối mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc...
 
7h55 phút, lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội bắt đầu .

Tham dự lễ diễu binh, diễu hành có Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, các nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An… cùng nhiều đại biểu và các vị khách quốc tế.

Ngoài ra, còn có hơn 4 vạn cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
 
Mở màn lễ diễu binh, diễu hành là nghi lễ rước đuốc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp lên đài lửa vào 7h55 đã mở màn cho chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Ngọn lửa truyền thống được Đại tá, anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bình thắp lên đài lửa.
 
Trong tiếng Quốc ca hào hùng là 21 phát đại bác chào mừng Đại lễ.
 
Trong diễn văn tại lễ mít tinh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, cách đây tròn 1.000 năm, nối tiếp sự nghiệp của các vua Hùng, vua Lý Thái Tổ với tầm nhìn chiến lược đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của Đại Việt. Trải qua nhiều thế kỷ, đến thời đại Hồ Chí Minh Thăng Long - Hà Nội vẫn khí phách hiên ngang để hôm nay cả dân tộc trùng phùng.

Chủ tịch nước bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, các vị tiền nhân đã khai sáng kinh thành Thăng Long, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tầng lớp nhân dân đã xây dựng và bảo vệ Thủ đô. “Biết bao trí tuệ, mồ hôi, sương máu đã đổ xuống mỗi con đường mỗi góc phố để có Hà Nội hôm nay”, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói.
 
Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam là một dân tộc anh hùng và Hà Nội là thủ đô anh hùng của dân tộc anh hùng. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình, công lý nhưng không bao giờ khuất phục trước cường quyền, bạo lực.

Theo Chủ tịch nước, là nơi hội tụ và kết tinh những giá trị truyền thống, Thăng Long – Hà Nội nổi lên với các giá trị văn hiến, anh hùng, hữu nghị và hoà bình. Kỷ niệm 1.000 năm là dịp để chúng ta tiếp tục khẳng định những truyền thống đó.

“Thủ đô Hà Nội đang bừng sáng lên với một tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới, Thăng Long - Hà Nội có bao giờ đẹp như hôm nay”, Chủ tịch nước bày tỏ.
 
7h sáng, tuyến đường Kim Mã - Nguyễn Thái Học ken kín người đi bộ. Trên vỉa hè, hàng ngàn người háo hức chờ đoàn diễu binh, diễu hành đi qua. Những người đến sau phải khó khăn lắm mới có thể tìm dược một chỗ đứng.
 
Dòng người ùn ùn đổ về khu vực diễu binh
Dòng người ùn ùn đổ về khu vực diễu binh

Ở những con đường dẫn đến tuyến đường chính này như Giảng Võ, Tôn Đức Thắng... dòng người không ngừng đổ về, khiến mật độ khu vực đoàn diễu binh đi qua ngày càng đông. Lực kương chức năng liên tục phải hướng dẫn người dân thu xếp chỗ đứng để chuẩn bị diễu binh, diễu hành. Trên ban công các tầng nhà, người người cũng háo hức chờ đợi.

Chen chúc giữa dòng người đông đúc, em Nguyễn Văn Thắng (học sinh lớp 7, trường THCS Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, em và cả nhà (6 người) đến "xí chỗ" ở đường Nguyễn Thái Học từ lúc 4h sáng. "Chưa bao giờ em được tận mắt chứng kiến lễ diễu binh diễu hành nên rất bồn chồn, mong đợi những giây phút đoàn diễu hành đi qua."
 
Các tuyến phố đoàn diễu binh đi qua chật cứng người...
Các tuyến phố đoàn diễu binh đi qua chật cứng người...

4h sáng, dòng người ùn ùn từ hồ Gươm kéo về những con đường mà đoàn diễu binh, diễu hành sẽ đi qua. Mỗi người cố gắng giành cho mình một chỗ ngồi trên vỉa hè, thật sát với đường.
 
Dọc phố Nguyễn Thái Học và Kim Mã, "mặt tiền" của các vỉa hè đã nhanh chóng chật kín người. Để giành được chỗ, nhiều người "khăn gói" từ hồ Gươm ra đây, trải bạt, trải báo xuống đất nằm "xí chỗ".
 
...và trên các ban  công
...và trên các ban công

Ngồi lặng giữa la liệt những người đang cố chợp mắt ít phút giữ sức xem diễu binh, bác Phùng Quang Hảo (gần 70 tuổi, ở Việt Trì, Phú Thọ) cho biết, bác đến nhà người quen ở từ chiều qua. Ban đêm, giấc ngủ của người già vốn đã ngắn, lại cộng thêm cảm giác bồn chồn khi Đại lễ cận kề, khiến bác không sao chợp mắt được.
 
"Tôi gọi mấy đứa cháu ra đây ngồi chờ cùng. Ngàn năm mới có một lần. Tôi cũng đã từng được xem diễu binh, diễu hành, nhưng nghe nói lần này lớn nhất trong lịch sử nên không thể bỏ qua" - bác Hảo tâm sự.
 
Háo hức chờ đợi từ tờ mờ sáng (Ảnh: Tiến Nguyên)
Háo hức chờ đợi từ tờ mờ sáng (Ảnh: Tiến Nguyên)
 
Nối tiếp Nghi lễ rước đuốc và thắp lửa, Lễ chào cờ bắt đầu vào lúc 8h trong tiếng hát của toàn bộ mọi người có mặt tại quảng trường cùng 21 loạt đại bác. Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đọc diễn văn kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
 
Ngay sau ca khúc ngợi ca Hà Nội (do khối đứng của Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình thể hiện), Lễ diễu binh bắt đầu với sự trình diễn của 10 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và khẩu hiệu mang dòng chữ “kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Phía dưới mặt đất, khối nghi trượng bắt đầu tiến vào lễ đài, đi đầu là xe mang biểu tượng quốc huy, xe mang ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và khối mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc...
 
Máy bay mang cờ tổ quốc (Ảnh: Hữu Nghị)
Máy bay mang cờ tổ quốc (Ảnh: Hữu Nghị)

Lực lượng diễu binh gồm 15 khối với sự tham gia của 12.000 người (trong tổng số 31.000 người diễu binh, diễu hành) bao gồm bộ đội, công an, dân quân tự vệ nam, nữ.
 
Phần diễu hành có 17 khối tham gia, bắt đầu bằng khối Hà Nội với xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội, xe rước bằng UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới… 1.000 em thiếu nhi sẽ kết thúc chương trình với màn trình diễn thả chim bồ câu và bóng bay.
 
Theo ông Tô Văn Động, Chánh Văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chương trình nhằm biểu dương lực lượng, đặc biệt là những thành tựu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã đạt được trong thời kỳ đổi mới, vinh danh Thủ đô văn hiến, Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, qua đó thể hiện lòng tự hào và khối đoàn kết của toàn dân tộc.
 
Theo lộ trình, đoàn diễu binh bắt đầu từ đường Hùng Vương chia làm hai rồi đi theo các tuyến đường phố: Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Nhà hát lớn và Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Deawoo. Ở những tuyến đường có đoàn diễu binh đi qua, người dân có thể đứng hai bên đường để theo dõi tại chỗ.
 
Người dân có thể xem diễu binh tại đường phố đoàn đi qua (Ảnh: Hữu Nghị)
Người dân có thể xem diễu binh tại đường phố đoàn đi qua (Ảnh: Hữu Nghị)

Toàn bộ chương trình cũng được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình để người dân trên toàn quốc có thể theo dõi. Ngoài ra, sẽ có 20 màn hình lớn được lắp đặt tại các vị trí công cộng của Thủ đô để phục vụ người dân và khách du lịch.
 
Từ ngày 9/10, nhiều người từ các tỉnh lân cận đã đổ về Hà Nội để được chứng kiến ngày Lễ chính của Đại lễ, nhất là màn diễu binh quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Không ít gia đình trên các tuyến phố có đoàn diễu binh đi qua đã trở thành nơi tá túc của người thân từ nơi khác đến “phục” lễ diễu binh. Với một số người dân tỉnh lẻ không có điều kiện, các địa điểm công cộng là lựa chọn để ngủ trong khoảng thời gian chờ đợi trời sáng.
 
Để đảm bảo cho Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành, Thành phố cấm toàn bộ các phương tiện (trừ xe có phù hiệu ưu tiên, phù hiệu bảo vệ) hoạt động từ 20h ngày 9/10 đến 12h ngày 10/10 trên các tuyến phố: Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ - Chùa Một Cột - Độc Lập - Ông Ích Khiêm - Bà Huyện Thanh Quan - Tôn Thất Đàn - Nguyễn Cảnh Chân - Bắc Sơn - Mai Xuân Thưởng - Lê Hồng Phong - đường Thanh Niên - Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Liễu Giai); Thụy Khuê - Quán Thánh - Phan Đình Phùng  - Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Hoàng Diệu - Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - các tuyến phố xung quanh Quảng trường Cách mạng tháng 8 - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh - Yên Phụ - công viên Bách Thảo.

Theo Dân Trí
 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.