Bất chấp nguy hiểm băng qua đường Hà Nội, 'phớt lờ' cầu bộ hành

Gần cầu bộ hành nhưng nhiều học sinh trường THPT và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy) vẫn theo nhau băng qua đầu ô tô, xe máy để sang đường.
Gần cầu bộ hành nhưng nhiều học sinh trường THPT và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy) vẫn theo nhau băng qua đầu ô tô, xe máy để sang đường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cầu bộ hành được xây dựng với mục đích đảm bảo an toàn cho người đi bộ, song dường như nhiều người dân ở Hà Nội không quan tâm đến sự tồn tại của chúng, thản nhiên băng qua lòng đường bất chấp nguy hiểm.

Cầu vượt đi bộ chưa phát huy hiệu quả

Với mục đích giảm tải ùn tắc và phòng tránh tai nạn giao thông, TP Hà Nội đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nên những cây cầu vượt dành cho người đi bộ (cầu bộ hành). Tuy nhiên, đáng buồn là dù các cây cầu bộ hành này đã được xây dựng nhiều năm, nhưng đến nay nhiều người dân vẫn chưa có thói quen dùng cầu để qua đường.

Hà Nội hiện có 70 cây cầu vượt bộ hành, chủ yếu ở các nút giao cắt và khu vực gần trường học, bệnh viện - những khu vực có mật độ giao thông đông đúc.

Ghi nhận tại khu vực một số cây cầu bắc qua các đường phố như Trần Quốc Hoàn, Trung Kính, Hoàng Quốc, Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy), Chùa Bộc (Đống Đa), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân)... tình trạng "ngó lơ" cầu vượt, đi bộ băng qua đường diễn ra khá phổ biến.

Nhiều cầu được đặt gần khu vực các trường học nhưng vào thời điểm tan học là từng nhóm học sinh, sinh viên lại dắt díu nhau băng qua đầu ô tô, xe máy để sang đường, bất chấp nguy hiểm cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông.

Khi được hỏi vì sao không chọn cầu và hầm đi bộ để đi, đa phần mọi người đều có chung câu trả lời rằng đi cầu... "vừa mất thời gian, vừa mệt".

Anh Đinh Văn Chính (quận Cầu Giấy), thường dắt con sang đường, cho biết: "Tan trường vào giờ cao điểm, không được đỗ xe bên đường lâu nên tôi phải đi băng qua đường cho nhanh. Vòng xuống rồi lên cầu thì mất thêm thời gian mà các con đi học về mệt, đi như thế càng mệt hơn. Chỉ cần mình dẫn các con đi từ từ, xin đường là người ta nhường cho thôi".

Một phụ nữ hai tay xách nặng trĩu túi đồ từ chợ Trung Kính ra, băng qua đường để về nhà, dù cầu đi bộ cách cổng chợ chừng vài chục mét. Người phụ nữ cho biết: "Cũng có tuổi rồi, leo lên cầu thang cầu đau chân, mất thêm thời gian. Mọi người đi chợ gần đây đa số đều không lên cầu".

Lê Trâm (sinh viên trường Đại học Điện lực) chia sẻ, ngày nào có thời gian mà đường đông quá, nữ sinh này mới lên cầu để qua đường. "Còn những hôm nào sát giờ học thì em phải đi tắt qua đường cho kịp giờ. Cầu bộ hành có tiện lợi nhưng đi cũng mất khá nhiều thời gian", Trâm nói.

"Tôi vừa ở quê lên thấy người ta đi qua đường như thế thì tôi cũng đi theo. Nó nhanh mà cũng tiện hơn rất nhiều. Hầm đi bộ này thì mình cũng nhìn thấy nhưng chưa bao giờ đi", anh Trung (Quảng Ninh) phân trần.

Việc “ngó lơ” cầu bộ hành không chỉ gây mất an toàn giao thông mà còn làm tình trạng giao thông trở nên hỗn loạn vào các khung giờ cao điểm, ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị.

Hình ảnh ghi nhận tại khu vực một số cầu bộ hành trên đường Hà Nội:

Nhiều người, trong đó có cả trẻ nhỏ, chấp nhận băng qua đầu ô tô, xe máy sang đường, mặc cho cầu bộ hành chỉ cách đó vài chục mét.
Nhiều người, trong đó có cả trẻ nhỏ, chấp nhận băng qua đầu ô tô, xe máy sang đường, mặc cho cầu bộ hành chỉ cách đó vài chục mét.
Khu vực trước cổng trường THPT Nguyễn Bình Khiêm thời điểm tan trường đông các phương tiện qua lại. Việc đi qua đầu ô tô, xe máy rất dễ gây tai nạn giao thông.
Khu vực trước cổng trường THPT Nguyễn Bình Khiêm thời điểm tan trường đông các phương tiện qua lại. Việc đi qua đầu ô tô, xe máy rất dễ gây tai nạn giao thông.
Phụ huynh dắt con đi tắt qua đường Trần Quốc Hoàn, mặc cầu bộ hành gần đó.

Phụ huynh dắt con đi tắt qua đường Trần Quốc Hoàn, mặc cầu bộ hành gần đó.

Tình trạng tương tự diễn ra tại khu vực cầu bộ hành trên đường Hoàng Quốc Việt. Khoảng 6h - 8h và 17h -18h hàng ngày, người, xe tại đây lại trở nên đông đúc...

Tình trạng tương tự diễn ra tại khu vực cầu bộ hành trên đường Hoàng Quốc Việt. Khoảng 6h - 8h và 17h -18h hàng ngày, người, xe tại đây lại trở nên đông đúc...

nhưng vẫn có rất đông người từ nhà chờ xe buýt thản nhiên băng qua đường. Cách đó tầm hơn 100m, cầu bộ hành hầu như không có ai qua lại.

nhưng vẫn có rất đông người từ nhà chờ xe buýt thản nhiên băng qua đường. Cách đó tầm hơn 100m, cầu bộ hành hầu như không có ai qua lại.

Đoạn phố Trung Kính, khoảng 5 - 7 phút lại có một nhóm sinh viên "phớt lờ" cầu bộ hành, băng ngang qua 2 làn đường.

Đoạn phố Trung Kính, khoảng 5 - 7 phút lại có một nhóm sinh viên "phớt lờ" cầu bộ hành, băng ngang qua 2 làn đường.

Tại phố Chùa Bộc, cầu bộ hành được xây dựng ngay phía trước của Học viện Ngân hàng cũng bị nhiều sinh viên "ngó lơ".

Tại phố Chùa Bộc, cầu bộ hành được xây dựng ngay phía trước của Học viện Ngân hàng cũng bị nhiều sinh viên "ngó lơ".

Sinh viên lách qua từng phương tiện để sang đường gây tình trạng ùn ứ giao thông.
Sinh viên lách qua từng phương tiện để sang đường gây tình trạng ùn ứ giao thông.
Có người còn băng qua dải phân cách để qua đường cho nhanh.

Có người còn băng qua dải phân cách để qua đường cho nhanh.

Tại cổng trường Đại học Quốc gia Hà Nội, không ít sinh viên sẵn sàng "đối mặt với tử thần" hơn là bỏ ra 5 - 7 phút sử dụng cầu bộ hành.

Tại cổng trường Đại học Quốc gia Hà Nội, không ít sinh viên sẵn sàng "đối mặt với tử thần" hơn là bỏ ra 5 - 7 phút sử dụng cầu bộ hành.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng dài 5,5km được xây dựng 5 cây cầu bộ hành bằng thép. Song những cây cầu này lúc nào cũng trong tình trạng vắng vẻ, không bóng người qua lại.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng dài 5,5km được xây dựng 5 cây cầu bộ hành bằng thép. Song những cây cầu này lúc nào cũng trong tình trạng vắng vẻ, không bóng người qua lại.

Cầu bộ hành trên đường Giảng Võ được xây dựng để phục vụ nhu cầu của người dân và hành khách đi xe buýt BRT nhưng không mấy ai sử dụng.
Cầu bộ hành trên đường Giảng Võ được xây dựng để phục vụ nhu cầu của người dân và hành khách đi xe buýt BRT nhưng không mấy ai sử dụng.

Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường".

Theo Điều 9 Nghị định 100: Phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn…

Đọc thêm

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)

Nghiêm trị 'quái xế'

“Quái xế” ngang nhiên càn quấy đường phố Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

(PLVN) - Đua xe, lạng lách, đánh võng theo đoàn là những hành động nông nổi, bất chấp pháp luật của một bộ phận giới trẻ đã và đang xâm phạm tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, gây mất ổn định cho xã hội và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người.

Metro Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM): Giá vé thấp nhất 6.000 đồng/lượt

Đoàn tàu metro Bến Thành - Suối Tiên di chuyển qua đoạn trên cao dài 17,1km. (Ảnh: Mộc Đức)
(PLVN) - Khách đi Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến trả 6.000 - 20.000 đồng mỗi lượt, tùy hình thức thanh toán, quãng đường, thay đổi so với phương án trước. Thông tin nêu trong tờ trình giá vé sử dụng metro vừa được Sở GTVT gửi UBND TP HCM xem xét. Đây là tuyến tàu điện đầu tiên ở TP, dự kiến khai thác thương mại từ cuối năm nay, giai đoạn đầu ước tính mỗi ngày phục vụ gần 40.000 khách.

Hội thảo bàn giải pháp an toàn giao thông với xe máy

TS. Khuất Việt Hùng cho rằng tỷ lệ TNGT liên quan xe máy chiếm khoảng 60% tổng số vụ TNGT đường bộ. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Hôm qua (4/11), tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (CL&PTGTVT, Bộ GTVT) phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số cơ quan tổ chức hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm".