Bất cập trong xử lý lừa đảo online: Nguyên nhân do đâu?

Cần sớm giải quyết triệt để vấn nạn “sim rác” nhằm bảo đảm an toàn an ninh mạng. (Nguồn: Internet).
Cần sớm giải quyết triệt để vấn nạn “sim rác” nhằm bảo đảm an toàn an ninh mạng. (Nguồn: Internet).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Nhiều đối tượng lừa đảo đang lợi dụng tiện ích từ mạng xã hội để “giăng bẫy”, dụ dỗ, lôi kéo, thậm chí đe doạ người dùng rồi chiếm đoạt tài sản với nhiều hình thức như: mua bán online, vay tiền qua ứng dụng trực tuyến, đầu tư sàn tiền ảo, tuyển mẫu nhí,… Đáng nói, việc xử lý các đối tượng lừa đảo trên mạng rất khó khăn, dẫn đến thực tế phần lớn các vụ việc liên quan, nạn nhân đều bị mất trắng tiền sau khi giao dịch chuyển khoản thành công.

Nhiều khó khăn trong xử lý lừa đảo trên mạng

Nhiều năm gần đây, các vụ lừa đảo trực tuyến đã và đang diễn biến phức tạp trên môi trường số. Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền Thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022. Bộ Công an cho biết, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng người cao tuổi, trẻ em, sinh viên/thanh niên, các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng.

Cụ thể, các hình thức phổ biến có thể kể đến như: Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”; Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; Lừa đảo “khóa sim” vì chưa chuẩn hóa thuê bao; Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu; Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng; Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (bảo hiểm xã hội, ngân hàng…); Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo. Ngoài ra, người dân cũng phải cẩn trọng khi sử dụng Internet và mạng xã hội khi đối tượng lừa đảo có thể cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen; hoặc rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.

Hơn nữa, các thông tin cá nhân như căn cước công dân, tài khoản mạng xã hội, mã OTP của người dùng cũng có thể bị các đối tượng lấy cắp và sử dụng cho những mục đích nguy hiểm như vay nợ tín dụng. Ngoài ra, còn có các hình thức lừa đảo khác như Lừa đảo tuyển người mẫu nhí; Lừa đảo tuyển CTV online; Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng; Lừa đảo cho số đánh đề; Rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử…

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn trong xử lý, điều tra các vụ việc liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Cái khó đầu tiên phải kể đến, đa số các vụ sau khi xảy ra, nạn nhân không trình báo cơ quan chức năng hay báo tin cho gia đình do lo ngại ảnh hưởng đến uy tín, sợ người thân hay biết, ngại người quen chê bai, sợ trình báo cũng không lấy lại được tiền…

Theo báo cáo của Bộ Công an, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Hiện nay, các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, số lượng lớn người dân vẫn chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng. Bởi vậy, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong thời đại số hóa, bảo vệ an toàn thông tin cho mọi đối tượng tham gia hoạt động trên môi trường mạng, giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn.

Bên cạnh nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, tổ chức, người dân cũng cần chủ động tiếp cận các vấn đề này để tự bảo vệ bản thân trước các rủi ro, nguy hiểm luôn rình rập trên mạng.

Cái khó tiếp theo phải kể đến việc đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản mạng xã hội giả mại, thẻ ngân hàng với chủ tài khoản ở nước ngoài, hoặc dùng căn cước công dân giả làm thẻ ngân hàng. Sau khi lừa đảo thành công, chúng bỏ sim, huỷ thẻ để xoá đi mọi dấu vết khiến việc xác minh đối tượng lừa đảo trở nên khó khăn, hầu như không có manh mối. Đáng nói, đây cũng là một lỗ hổng trong quản lý dữ liệu dân cư, xác minh thông tin cá nhân khi đăng ký sim điện thoại, tài khoản ngân hàng.

Một thực tế khó khăn khác là bởi điều kiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác điều tra còn hạn chế, lực lượng cảnh sát điều tra vẫn còn “mỏng”. Đặc biệt ở nhiều địa phương vẫn chưa có phòng chuyên biệt để xử lý các vụ việc, đối tượng lừa đảo trên mạng, lực lượng cảnh sát ngoài việc phụ trách lĩnh vực này còn kiêm nhiệm nhiều việc chuyên môn khác.

Gia tăng “phòng thủ” bằng công cụ pháp luật

Nguồn: PolyU.

Nguồn: PolyU.

Trong thời đại công nghệ thông tin, tội phạm mạng ngày càng gia tăng về số lượng, nguy hiểm hơn với nhiều thủ đoạn tinh vi, kỹ thuật cao, sử dụng các loại mã độc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tấn công, xâm nhập. Các hoạt động tội phạm trên mạng không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Bởi vậy, để xây dựng một hệ thống “phòng thủ” hiệu quả trước những cuộc tấn công mạng, thủ đoạn lừa đảo trên mạng, bảo đảm môi trường mạng an toàn cho nhân dân, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được chính phủ quan tâm, sát sao.

Đến nay, hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng ở nước ta được đánh giá là hoàn thiện về cơ bản với các văn bản pháp lý quan trọng như: Luật An ninh mạng năm 2018, Luật An toàn thông tin mạng 2015, Nghị định số 85/2016/NĐ-CP, Quyết định số 632/QĐ-TTg, Thông tư số 03/2017/TT- BTTTT; 20/2017/TT-BTTTT; 27/2017/TT-BTTTT; 31/2017/TT-BTTTT; và TCVN 11930:2017 Yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;… Cùng với đó là các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đề án phục vụ công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đơn cử, Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến 2020, định hướng đến 2025;…

Theo Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng bảo vệ an ninh mạng gồm: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; tổ chức cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng. Còn theo Luật An toàn thông tin mạng 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Tuy nhiên, thực tế phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghệ số và sự gia tăng các loại hình tội phạm mạng đang đặt ra rất nhiều thách thức với công tác phát hiện, điều tra, xử lý hành vi vi phạm, cũng như thực thi hiệu quả các quy định pháp luật hiện hành.

Đơn cử, hiện chưa có văn bản pháp luật riêng biệt, toàn diện về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong khi thông tin riêng tư cá nhân hiện đang bị kẻ gian thu thập, xâm phạm nhiều nhất, tạo tiền đề cho các chiêu trò lừa đảo sau đó. Ví dụ trong các vụ lừa đảo qua mạng xã hội, đa phần các đối tượng nắm rất rõ thông tin cá nhân bị hại như địa chỉ nhà, nghề nghiệp, đơn vị công tác, một số thông tin liên quan đến người thân trong gia đình…

Từ đó, chúng lợi dụng tâm lý chủ quan, dễ tin của nạn nhân, bày ra những tình huống éo le nhằm gây hoang mang, đe doạ nạn nhân phải làm theo yêu cầu của chúng. Do đó, nhiều ý kiến ủng hộ Việt Nam cần sớm nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản luật hiện hành, làm rõ một số quy định phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Mặt khác, với sự thiếu hụt về lực lượng chuyên môn trong công cuộc bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia, cũng rất cần có các chính sách khuyến khích, thu hút tạo nguồn cán bộ chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng.

Tin cùng chuyên mục

Một dự án nhà ở xã hội của TP Hà Nội. (Ảnh: VGP)

Đề xuất không thu quá 95% giá nhà ở xã hội trước khi người mua nhà được cấp sổ đỏ

(PLVN) - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất, chủ đầu tư không được thu tiền vượt quá 95% giá trị hợp đồng đến trước khi người mua nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Đọc thêm

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT
(PLVN) - Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật BHXH năm 2024 và Luật BHYT năm 2024 là việc phân định rõ giữa hai hành vi vi phạm chậm đóng và trốn đóng BHXH, BHYT, giúp cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để xác định hành vi vi phạm và áp dụng chế tài xử lý phù hợp.

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hoá đơn theo quy định

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Trong đó đề xuất mức phạt lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông
(PLVN) - Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Tuyết Thảo (ngụ xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP Hải Phòng) cho rằng xảy ra sự việc bị một nhóm người xâm nhập, chiếm giữ khu đầm nuôi tôm 8ha tại khu vực Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) gia đình bà nhận chuyển nhượng từ người dân địa phương và trực tiếp đầu tư, quản lý, nuôi trồng từ nhiều năm qua.

Liên quan thủ tục tố tụng một vụ kiện đòi đất tại An Giang: TAND tối cao cho biết không có căn cứ kháng nghị

Văn bản của TAND tối cao và của TAND cấp cao tại TP HCM. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (TAND tối cao) vừa có Văn bản 84/TB-TANDTC ngày 10/6/2025 thông tin đến Báo PLVN vụ việc ông Huỳnh Công Tùng đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (GĐT) với quyết định giải quyết kháng cáo với các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm tỉnh An Giang và phúc thẩm TAND cấp cao tại TP HCM. Theo đó, không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT.

Bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ hoặc đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn sẽ được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70% giá trị. Đây là điểm mới trong Nghị định 156/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Từ 1/7, UBND xã cấp 'sổ đỏ' lần đầu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, bộ máy mới theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, đặc khu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân.

Quy định về chế độ đối với lực lượng làm nhiệm vụ chuyên trách tại nhà tạm giữ

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo Thông tư số 15/2024/TT-BCA và các quy định hiện hành, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ chuyên trách tại nhà tạm giữ được hưởng nhiều chế độ như phụ cấp đặc thù, bồi dưỡng khi làm việc với người nhiễm HIV/AIDS, định lượng ăn theo tính chất công việc, cùng các chính sách phụ cấp vùng khó khăn nếu có.

Diễn biến sự việc 'một bản quy hoạch gây băn khoăn tại Bà Rịa – Vũng Tàu': TP Bà Rịa đề xuất tạm dừng đồ án để rà soát kỹ lưỡng

Một trong những KDC bị ảnh hưởng bởi quy hoạch điều chỉnh.
(PLVN) - Sau khi Báo PLVN có bài viết “Một đồ án quy hoạch gây băn khoăn tại TP Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu)”, TP Bà Rịa đã tổ chức đối thoại với DN và người dân về những kiến nghị liên quan đến quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP Bà Rịa đến 2045. Bộ Xây dựng cũng có những góp ý rất cụ thể, nhằm bảo đảm đồ án phù hợp với thực tế và bối cảnh phát triển mới của đô thị.

Nhờ người trông xe hộ bị mất xe của khách thì có phải chịu trách nhiệm không?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Khánh Vân (Long An) hỏi: Tôi đang làm bảo vệ kiêm trông xe cho một nhà hàng bán đồ ăn. Do có việc bận không đi làm được nên tôi có nhờ một cậu em đến trông xe hộ (tôi có hướng dẫn đầy đủ quy trình lấy vé, dắt xe và thu vé của khách). Tuy nhiên, hôm đó, có một khách bị mất một chiếc xe máy. Vậy tôi có phải bồi thường không?