Bất cập trong thực hiện cấp giấy S/C, VASEP 'cầu cứu' Bộ Nông nghiệp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Doanh nghiệp hải sản đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập nhất là liên quan đến giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) tại các tỉnh, dẫn tới không thể có được hồ sơ cần thiết cho việc xuất khẩu các lô hàng hải sản sang Châu Âu. Đây cũng là thực trạng khiến hạn chế đáng kể việc tiêu thụ nguyên liệu cho ngư dân, cũng như giảm đáng kể các dòng hàng sang EU.

VASEP vừa có công văn số 88/CV-VASEP gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo một số bất cập trong thực hiện kiểm soát IUU, cấp giấy S/C và đề xuất hỗ trợ tháo gỡ.

Nhiều bất cập trong công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quá trình hợp tác với các chủ thể của chuỗi sản xuất, xuất khẩu hải sản, để có được đầy đủ các hồ sơ xác thực cho mỗi lô hàng, cộng đồng doanh nghiệp hải sản đã gặp phải rất nhiều các khó khăn, bất cập.

Đặc biệt là liên quan đến giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) tại các tỉnh, dẫn đến doanh nghiệp không thể có được hồ sơ cần thiết cho việc xuất khẩu các lô hàng hải sản sang châu Âu. Và đây cũng là thực trạng khiến hạn chế đáng kể việc tiêu thụ nguyên liệu cho ngư dân, cũng như giảm đáng kể các dòng hàng sang EU.

Theo VASEP, công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C đang có những bất cập. Cụ thể, với nội dung: “Sự phối hợp của các bên liên quan trong quản lý tàu khai thác, xử phạt vi phạm còn chưa đồng bộ, thống nhất khiến không ít tàu cá vi phạm ngoài vùng khơi chưa cải thiện tích cực”.

Tuy nhiên, theo VASEP, trên thực tế, tàu vi phạm (nếu có) thường đa phần là từ vùng khơi. Trong đó, vùng khơi hiện nay là do các lực lượng chấp pháp (Kiểm Ngư, Hải quân hoặc Cảnh sát biển) quản lý.

Bên cạnh đó, một số tàu khai thác khi vào cảng thì chỉ vào cảng chỉ định để trình diện hồ sơ, sau đó đi về cảng khác để bốc dỡ nguyên liệu. Hơn nữa, hiện nay nhiều tàu khai thác nhỏ (dưới 15m) không cập cảng chỉ định. Do đó, doanh nghiệp không xin được giấy S/C tại cảng chỉ định.

“Theo quy định, giấy phép khai thác chỉ được ghi nghề chính (ví dụ nghề lưới kéo), không được ghi nghề phụ (nghề tải) như trước đây. Do đó, nhiều tàu khai thác đi nghề tải nhưng trên giấy phép khai thác ghi nghề lưới kéo (do không được ghi thêm nghề phụ). Vì vậy, doanh nghiệp khi mua các lô hàng có hàng từ nguồn gốc do tàu này khai thác thì không được cấp giấy S/C cho lô nguyên liệu của các tàu này” - văn bản của VASEP nêu.

Cũng theo cơ quan này, nhiều tàu khai thác không làm giấy cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT) nên cuối cùng, các doanh nghiệp cũng đã không thể được cấp giấy S/C để làm điều kiện xuất khẩu.

Vấn đề này, VASEP cũng đã có báo cáo, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 4/2024. Bộ đã có văn bản gửi tới các tỉnh có quản lý tàu thuyền, nhưng tình trạng này cải thiện chưa nhiều.

Ngoài ra, tình hình tàu khai thác mất kết nối dữ liệu hành trình vẫn còn nhiều. Có một thực trạng là doanh nghiệp trong nhiều trường hợp dù đã nỗ lực tối đa, nhưng vẫn không thể nắm chắc hay kiểm tra được nguyên liệu thu mua là hợp pháp hay không hợp pháp. Quy định hiện hành không cho doanh nghiệp được kiểm tra giám sát hành trình của tàu cá hoặc dữ liệu giám sát hành chính mà ban quản lý cảng cá và Chi cục được cấp sử dụng.

Vì vậy, theo VASEP, doanh nghiệp là chủ thể luôn ở thế bị động trong việc kiểm soát nguồn gốc và tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu khai thác. Chủ tàu cá và đại lý thu mua luôn có các đầu mối tiêu thụ khác không cần đến giấy S/C, nên các chủ thể này ở một số nơi đã không hợp tác, hỗ trợ để doanh nghiệp có được đủ thông tin, chứng từ phục vụ việc làm giấy S/C khi mua nguyên liệu để chế biến xuất khẩu EU.

“Rất nhiều trường hợp “dở khóc, dở cười” ảnh hưởng đến thủ tục xin S/C của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã thu mua nguyên liệu”, VASEP cho hay.

Xem xét đầu tư, cải tạo để có cảng cá đủ “chuẩn”

Để tháo gỡ các bất cập, vướng mắc theo điều kiện thực tế tại các địa phương trong quản lý khai thác hải sản, thủ tục cấp S/C và khơi thông cho sản xuất, xuất khẩu hải sản, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh ven biển xem xét có chương trình đầu tư, cải tạo để gia tăng số lượng các cảng cá đủ “chuẩn” được chỉ định, công bố, góp phần cơ bản giải toả nút thắt hiện nay của khâu quản lý tàu cá cập bến và xác nhận nguyên liệu.

Đồng thời, website của Cục Thủy sản cập nhật danh sách tàu vi phạm IUU, nhưng khi đưa một tàu ra khỏi danh sách, VASEP đề xuất Cục có thông báo chi tiết về thời gian rút, lý do để giúp doanh nghiệp thực hiện và cập nhật cho việc mua hàng và cả xác lập các căn cứ khác liên quan đến các lô hàng liên quan.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có các quy định hoặc biện pháp, hướng dẫn cho các chi cục, cảng cá… để doanh nghiệp khi đi mua nguyên liệu khai thác của ngư dân có thể biết được nguyên liệu đó là hợp pháp hay không để làm cơ sở cho việc “làm được giấy S/C, C/C và có thể xuất khẩu sang EU”, VASEP kiến nghị.

Nguyên nhân là do, ngoài thông tin tàu “IUU” trên website của Cục Thủy sản, doanh nghiệp không có quyền kiểm tra dữ liệu giám sát hành trình - dữ liệu này chỉ có ban quản lý cảng cá và Chi cục thủy sản được truy cập.

Ngoài ra, VASEP mong muốn tiếp tục có các chỉ đạo, hướng dẫn, thúc đẩy để các tỉnh thực hiện tốt các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 2 Thông tư 17/2028, 38/2018 về “Chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm” và “Cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm” cho các tàu cá.

Theo VASEP, cần có cảng cá đủ "chuẩn", góp phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo VASEP, cần có cảng cá đủ "chuẩn", góp phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Để hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc (eCDT) hoạt động hiệu quả

Từ ngày 1/7/2024, hệ thống truy xuất nguồn gốc khai thác điện tử được triển khai cho 100% tàu cá ra vào cảng, bao gồm việc thu nộp nhật ký khai thác thủy sản và giám sát sản lượng bốc dỡ qua hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT). Hiện nay, các cảng cá đang yêu cầu ngư dân khi vào cảng sẽ phải khai báo thông tin sản lượng trên app điện thoại, cảng cá không chấp nhận khai báo trên giấy.

Tuy nhiên, hiện nhiều tàu khai thác khi vào cảng bán nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng ngư dân không chịu vào app điện thoại để khai báo thông tin sản lượng cho Ban quản lý cảng cá duyệt để bấm bán nguyên liệu cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp không thể làm thủ tục xin giấy S/C được. Trong tháng 7/2024, nhiều Cảng cá không cấp giấy biên nhận bốc dỡ thủy sản và giấy S/C cho nguyên liệu thủy sản khai thác.

Để hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc (eCDT) thực hiện hiệu quả và giúp ích cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp, VASEP đề nghị xem xét bổ sung 2 chủ thể là tàu thu mua và nậu vựa vào phần mềm eCDT này.

Bên cạnh đó, đề nghị Cục Thủy sản tập huấn, hướng dẫn cho ngư dân việc nạp dữ liệu nguồn đầu vào chính xác để các khâu sau không bị vướng mắc. Cần thiết lập đường dây hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Trong giai đoạn đầu khi eCDT mới áp dụng, nên thành lập đội ngũ hỗ trợ tại các cảng cá để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ chủ tàu khai thác trong quá trình sử dụng hệ thống và cập nhật thông tin.

Cục Thủy sản có hướng dẫn về việc nhập dữ liệu lên eCDT đối với tàu khai thác nhỏ (dưới 15m) không lắp đặt VMS. Yêu cầu tất cả các khâu thẩm tra tàu IUU phải hoàn thành trước khi tàu vào cảng. Khi doanh nghiệp xác nhận mua nguyên liệu từ tàu A trên phần mềm và chuyển sang xin cấp S/C thì được Ban quản lý Cảng cá xác nhận luôn S/C.

Đọc thêm

Diễn đàn GIFPP 2025: Hành động toàn cầu vì Hòa bình và Thịnh vượng bền vững

300 đại biểu đến từ 14 quốc gia tham dự diễn đàn.
(PLVN) -  Vừa qua, tại khách sạn InterContinental Bangkok, Diễn đàn Đầu tư & Hợp tác Toàn cầu vì Hòa Bình và Thịnh Vượng (Global Investment Forum for Peace & Prosperity - GIFPP) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các nhà lãnh đạo chính phủ, chuyên gia quốc tế, nhà đầu tư, doanh nhân và đại diện truyền thông.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi thông dòng vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi thông dòng vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân
(PLVN) - Nghị quyết số 68-NQ/TW mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân, khu vực từ lâu phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Với các nhà quản lý và các thành phần kinh tế, đây là bước ngoặt để khơi thông dòng chảy vốn đầu tư bền vững, tạo xung lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, hướng tới mục tiêu thoát bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới
(PLVN) - Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, chuyên gia, nhà báo, doanh nhân… đã tham dự Diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Báo Kinh tế & Đô thị và Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng 5/6. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến báo chí, doanh nghiệp đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh giữa báo chí – doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025
(PLVN) -  Tháng 5 năm 2025, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy và Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng sự cố gắng, quyết tâm các Ban chuyên môn và các đơn vị, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch SXKD tháng 5/2025.

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Để doanh nghiệp hấp thụ 'dinh dưỡng thể chế'

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mong được tiếp cận các ưu đãi. (Ảnh: Đoan Trang)
(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW về kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được thông qua đã tạo ra nhiều cơ chế thông thoáng thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Nhưng để tiếp cận, “hấp thụ” được các chính sách này lại không hề đơn giản...

Kỳ vọng lứa doanh nghiệp lớn mới sẽ 'ra ràng' - Bài 1: Doanh nghiệp gia đình nuôi khát vọng lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Triển lãm “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân” sáng ngày 18/5/2025. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Doanh nghiệp (DN) gia đình là cấu phần chính của kinh tế tư nhân Việt Nam. Hiện khối DN gia đình ngày càng nuôi khát vọng lớn, đặt mục tiêu vượt ra khỏi khuôn khổ “của để dành” và nghĩ tới mục tiêu kiếm tài sản tỷ USD... Đây là lứa DN được kỳ vọng sẽ “lớn bổng” với sự chắp cánh của Nghị quyết 68 - NQ/TW.

Nhiều dự án năng lượng chuẩn bị vào giai đoạn 'nước rút'

Lãnh đạo EVN kiểm tra tiến độ Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. (Ảnh: EVN)
(PLVN) -  Thời điểm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9) là cột mốc mà rất nhiều dự án nguồn điện và lưới điện đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng. Hiện, các đơn vị thi công, chủ đầu tư đang chuẩn bị vào giai đoạn nước rút để kịp tiến độ quan trọng này.