Bất cập trong kiểm soát sản xuất, kinh doanh rượu

Chỉ có 20% lượng rượu tiêu thụ hàng năm được sản xuất ở quy mô công nghiệp. (Ảnh minh họa)
Chỉ có 20% lượng rượu tiêu thụ hàng năm được sản xuất ở quy mô công nghiệp. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong 300 triệu lít rượu được tiêu thụ hàng năm tại Việt Nam, chỉ có khoảng 15-20% là rượu của các cơ sở nhà máy sản xuất đảm bảo yêu cầu quy mô công nghiệp. Trong khi kiểm soát sản xuất kinh doanh rượu còn nhiều khó khăn thì đây càng thực sự là thách thức lớn trong mỗi dịp Tết…

Khó xác định hành vi sản xuất, kinh doanh rượu thủ công

Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) khẳng định, lượng tiêu thụ rượu bia trong mỗi dịp Tết sẽ tăng lên, kéo theo những hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) vi phạm pháp luật trong dịp này sẽ nhiều hơn. Do đó, việc kiểm soát SXKD bia, rượu dịp Tết phải tiến hành chặt chẽ hơn bởi những sản phẩm thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, nồng độ methanol vượt ngưỡng cho phép, sản phẩm rượu nhập khẩu không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây tổn thất kinh tế, ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến những doanh nghiệp (DN) hoạt động chân chính.

Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho rằng, việc xử lý đối với những hành vi vi phạm trong việc SXKD rượu đang còn có một số bất cập, mặc dù đã có những văn bản pháp luật mới quy định một cách rất chặt chẽ và các hình phạt cũng đã đủ sức răn đe. Trong đó, khó nhất là kiểm soát sản xuất rượu thủ công. Bởi vì, rất khó chứng minh những người nấu rượu thủ công có nhằm mục đích để kinh doanh hay không.

“Thực tế, chúng tôi đã gặp tình huống khó xử khi xác định người nấu rượu để kinh doanh hay chỉ nấu để uống. Vì họ phân trần, họ nấu để uống, rồi có hàng xóm sang đề nghị để lại cho người ta hoặc trao đổi bằng một con gà. Đấy đã được coi là một hành vi mua bán kinh doanh rồi” - ông Lê chia sẻ. Do đó, người nấu rượu phải chịu sự điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, nếu mức phạt cao quá thì người dân lại không thực hiện được, nếu mà thấp quá thì lại không đủ sức răn đe, dẫn đến việc văn bản của pháp luật đang bị “giằng xé” trong thực tiễn trong việc triển khai.

Bên cạnh đó, QLTT cũng kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc kinh doanh rượu vì trong số sản phẩm kinh doanh có nguồn rượu nhập khẩu. Quá trình kiểm tra rượu nhập khẩu đang gặp bất cập vì rượu nhập thì theo tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của nước sản xuất trong khi tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam lại không giống như của nước ngoài.

Ngoài ra, QLTT cũng phối hợp với các hiệp hội, nhất là VBA trong tìm kiếm các thông tin về những phương thức, thủ đoạn, dấu hiệu của tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, hoặc kinh doanh NK sản phẩm rượu, kịp thời phát hiện xử lý để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Doanh nghiệp chân chính gặp nhiều khó khăn

Ông Tống Nguyên Long - Phó Giám đốc Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, một năm trung bình Việt Nam tiêu thụ trên 300 triệu lít rượu. Trong khi đó, theo số liệu của VBA, trong 300 triệu lít rượu được tiêu thụ, chỉ có khoảng 15 - 20% là rượu của các cơ sở nhà máy sản xuất đảm bảo yêu cầu quy mô công nghiệp. Điều này thực sự gây ra rất nhiều hệ lụy, không chỉ là đảm bảo ATTP mà còn là chuyện nhà nước thất thu quá nhiều thuế.

Rượu là mặt hàng chịu mức thuế suất, thuế tiêu thụ đặc biệt cao, ví dụ như rượu trên 20 độ là 65%. Nhưng những loại rượu không có nguồn gốc xuất xứ sẽ vừa trốn được sự kiểm soát về kiểm tra chất lượng và trốn được cả nộp thuế.

“Một chai rượu bán 100.000 đồng, chúng tôi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho Nhà nước xấp xỉ 40.000 đồng. Đây là trách nhiệm của DN với Nhà nước. Thế nhưng, những loại rượu mà chúng ta không kiểm soát được thì không những ngân sách Nhà nước không thu được 40.000 đồng thuế mà còn không kiểm soát được chất lượng. Đấy là một trong những lý do thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc rượu và gây chết người” - ông Long nói.

Ngoài ra, theo ông Long, mặc dù quy định của Việt Nam tương đối đầy đủ, thậm chí, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực phẩm nói chung và về rượu, bia nói riêng khá cao; nghiêm trọng có thể khởi tố hình sự. Nhưng thực tế trong thời gian qua, các chế tài thực hiện chưa được nhiều. Từ đó, thị trường rượu, đặc biệt trong dịp chuẩn bị Tết Nguyên đán tương đối phức tạp. Điều này khiến cho những DN sản xuất rượu chất lượng, nộp thuế đầy đủ thực sự gặp những khó khăn nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Làm gì để mọi người đều ý thức chắt chiu sử dụng điện?

(PLVN) - Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được các địa phương, DN, thậm chí từng gia đình thực hiện ráo riết cụ thể hơn nữa. Mục đích không chỉ là bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế; mà còn để ý thức tiết kiệm điện của từng người trở thành một nét văn hóa; để mọi người đều coi điện là tài nguyên quý giá cần chắt chiu sử dụng,..

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.