Bất cập liên quan đến thuốc, vật tư y tế sẽ được giải quyết

Bất cập liên quan đến thuốc, vật tư y tế sẽ được giải quyết
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đó là khẳng định của Bộ Y tế khi một loạt văn bản đồng loạt ra đời để khắc phụ tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế kéo dài suốt thời gian qua. Liệu những bất cập lâu nay liên quan đến các lĩnh vực này có được giải quyết dứt điểm?

Giải pháp trước mắt

Lý giải về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận nhận định, có một số nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, sau dịch bệnh, nguồn cung về hàng hoá, đặc biệt là trang thiết bị, thuốc có dấu hiệu khan hiếm; Giá cả biến động, có loại biến động cao. Thứ hai, nhu cầu khám bệnh của nhân dân sau dịch bệnh cũng tăng rất nhiều. Thứ ba, một số hợp đồng cung ứng trước đây đã ký, nhiều hợp đồng liên quan đến hoá chất, vật tư thời hạn chỉ 1 năm, đăng ký tháng 7 năm ngoái thì tháng 7 năm nay đã hết hạn. Theo Nghị quyết 144 của Chính phủ, các hợp đồng đó không được tiếp tục, hiện chúng ta đang tháo gỡ. Thứ tư, tình trạng gia hạn cấp giấy phép bị quá tải. Thứ năm, nhiều gói thầu không tìm được nhà thầu mua sắm, có gói thầu phải đấu thầu 2, 3 lần mới có người cung ứng. Thứ sáu là nhân lực thực hiện công tác đấu thầu không đáp ứng yêu cầu. Thứ bảy là có tâm lý e ngại trong việc mua sắm các loại hàng hoá, đặc biệt là trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế.

Để giải quyết tình trạng đáng lo ngại này, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay, thời gian qua Bộ Y tế đã rất tích cực phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ giải pháp tháo gỡ, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị, vật tư, thuốc. Cụ thể, đã tham mưu Chính phủ để báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 80 cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc đã hết hạn. Thực tế, Bộ Y tế đã gia hạn hơn 9.000 giấy phép. Có thể nói các giấy phép về lưu hành thuốc đến nay đã gia hạn hết. Như vậy, tất cả các loại thuốc trên thị trường đã đăng ký trước đây sẽ được tiếp tục lưu hành.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 03/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 98/2021/NĐ-CP. Chính phủ đang họp để sửa và tiếp tục kéo dài thời gian hiệu lực của Nghị quyết 144 ngày 05/11/2022 về đảm bảo trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.

Theo Bộ Y tế, các bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết. Trong đó tập trung giải quyết vướng mắc về giá. Trước đây, yêu cầu phải có 3 báo giá nhưng có mặt hàng không thể lấy đủ 3 báo giá, đó là những mặt hàng độc quyền. Cho nên nội dung này phải sửa theo hướng chấp nhận có những trường hợp chỉ có 1, 2 báo giá.

Không chỉ vậy, trang thiết bị y tế cùng cấu hình, cùng tính năng nhưng nguồn gốc, xuất xứ, nhà sản xuất khác nhau thì giá khác nhau, nếu cứ lấy giá thấp nhất thì có thể sẽ không đảm bảo chất lượng. “Chúng tôi cũng đang trình theo hướng Hội đồng khoa học của cơ sở y tế sẽ quyết định lựa chọn loại nào phù hợp với yêu cầu sử dụng, chứ không phải là cứ lấy giá thấp nhất. Nếu giải quyết được vấn đề đó thì sẽ tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc hiện nay cho các cơ sở y tế. Ngay sau khi các văn bản được ban hành thì các đơn vị có thể tiến hành đấu thầu mua sắm các loại vật tư, hoá chất, trang thiết bị, thuốc để thực hiện mua sắm, đảm bảo được nhu cầu” - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận nhấn mạnh.

Không để thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

Ngay sau khi Nghị định số 07/2023/NĐ-CP được ban hành, ngày 04/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP về tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế nhằm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, từng bước hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nhiều giải pháp, quy định mới được cho là khá cởi mở được đề ra như: Tiếp tục thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do nhà thầu cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hoá chất; Nhà thầu trúng thầu vật tư, hoá chất có trách nhiệm cung cấp trang thiết bị y tế theo yêu cầu của chủ đầu tư và các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng các trang thiết bị y tế này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; Cho phép áp dụng thí điểm hướng dẫn về xây dựng giá gói thầu trong năm 2023; Được phép sử dụng các trang thiết bị do cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng trang thiết bị y tế này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán…

Bộ Y tế cho rằng, Nghị quyết số 30 ngày 04/3/2023 có hiệu lực ngay khi ban hành nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách trong thực hiện mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế kịp thời mở ra cơ chế đáp ứng nguồn cung cầu về thuốc, trang thiết bị, vật tư, hoá chất…, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế hiện nay. Nghị quyết 30/NQ-CP cũng là căn cứ để các Bộ, ngành, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, hoá chất và các nhà quản lý các cấp, lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ các bên, góp phần đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế nhằm phục vụ tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Theo các chuyên gia, nhà chính sách, luật sư, đây được xem là những động thái khá kịp thời và toàn diện nhằm tháo gỡ vướng mắc cho lĩnh vực thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên, khá nhiều người cũng bày tỏ lo ngại, trước chúng ta siết chặt quá, giờ thả lỏng sẽ càng khó kiểm soát lĩnh vực này. Đặc biệt, để các văn bản pháp lý nói trên đi vào cuộc sống, quan trọng nhất vẫn là khâu tổ chức thực hiện.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...