“Bắt bệnh” trì trệ

Nông sản ùn ứ do ảnh hưởng dịch bệnh
Nông sản ùn ứ do ảnh hưởng dịch bệnh
(PLVN) - Ngày 12/2, tại cuộc họp đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (Covid-19), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đích danh một “căn bệnh” thuộc dạng trầm kha trong một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức.

Thủ tướng nói rõ: “Chúng ta phải chống cả hai loại virus, một là virus Corona và một loại virus nữa là “virus trì trệ”, không chịu làm việc, lấy lý do dịch bệnh nên không hành động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta không được đổ lỗi cho khách quan, không chịu triển khai những biện pháp mới, không chịu tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh, làm sụt giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân”.

Một ngày trước đó, “căn bệnh” này đã một lần nữa được thể hiện trong “Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch virus Corona” do Bộ Công Thương tổ chức chiều 11/2. Tại Hội nghị, đại diện các địa phương nêu lên những con số “chóng mặt”, lo ngại không biết khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu nông sản, rồi ai sẽ tiêu thụ số hàng này: Đồng Tháp 90.000 tấn xoài, 11.000 tấn khoai lang; Đồng Nai 110.000 tấn xoài, 47.000 tấn mít, 155.000 tấn chôm chôm, Bình Thuận 96.000 tấn thanh long…

Thị trường xuất khẩu tắc nghẽn tạm thời, trước mắt chỉ có thể “bấu víu” vào thị trường tiêu thụ trong nước. Với gần 100 triệu người, thị trường này rõ ràng là không nhỏ. Thế nhưng, khi đại diện các doanh nghiệp phát biểu tại Hội nghị, dư luận mới ngỡ ngàng về một “sự thật cay đắng”.

Tại Hội nghị, nhiều doanh nghiệp bán lẻ mong muốn hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thậm chí chấp nhận không lợi nhuận, nhưng không có đủ hàng từ các tỉnh chuyển về để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. “Thậm chí khi xuống địa bàn thì không biết thu mua ở đâu. Doanh nghiệp muốn “giải cứu” nông sản nhưng không biết tìm hàng ở đâu”, đại diện một hệ thống bán lẻ cho hay.

Không rõ những cán bộ có trách nhiệm khi nghe thực tế này có cảm thấy cay đắng? Cả một hệ thống quản lý ngành mua bán, phân phối, kết nối, hỗ trợ cung - cầu đã ở đâu? Hay lấy ví dụ một cơ quan có trách nhiệm trong việc này, là Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công Thương, theo quy định chức năng, nhiệm vụ có tới 16 đầu mối công việc, nhưng đã ở đâu mà để nông dân và doanh nghiệp thu mua phải loay hoay tự tìm cách “giải cứu” nhau không thành như thế?

Rất có thể, cán bộ có chức năng trước ý kiến này sẽ cố biện minh rằng họ nhiều việc, rằng đơn vị ít người, rằng đã cố gắng hết sức trong “8 tiếng vàng ngọc” mỗi ngày… Nhưng trong lúc cả nước gồng mình chống đại dịch, dù có biện minh thế nào thì cũng không thuyết phục khi để tình trạng như trên xảy ra. Thủ tướng đã nhìn ra “căn bệnh” và nay dư luận rất mong có “bài thuốc” sớm chữa dứt.

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.