Bảo vệ trẻ em thế nào trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá?

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo tuổi trẻ).
Ảnh minh họa (Ảnh: Báo tuổi trẻ).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày thế giới không thuốc lá 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới các em bằng các sản phẩm có hại cho sức khỏe, kêu gọi chính phủ các nước áp dụng các chính sách bảo vệ các em khỏi các hành vi lôi kéo sử dụng thuốc lá...

Ngày 22/5, tại Trung tâm văn hóa huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Quỹ Phòng chống tác hại của Thuốc lá - Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc lá 31/5/2024 và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá từ 25-31/5 năm 2024.

Đây là một trong những sự kiện mở đầu cho những hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc lá 31/5/ 2024 và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá năm 2024 được diễn ra khắp các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5.

ThS.BS Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại sự kiện.

ThS.BS Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại sự kiện.

Phát biểu tại sự kiện, ThS.BS Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá dẫn cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới, trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh thiếu niên từ 13–15 tuổi (13 triệu bé trai và 6 triệu bé gái) hiện đang hút thuốc lá, trong đó có khoảng 5 triệu thanh thiếu niên hút thuốc lá sống ở khu vực Đông Nam Á.

Khảo sát ở hầu hết các quốc gia đều cho thấy tỷ lệ trẻ em 13–15 tuổi đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cao.

Tổ chức Y tế thế giới nhận định, có mối liên quan rõ ràng giữa việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong giới trẻ với việc tiếp cận giới trẻ thông qua quảng cáo, tiếp thị, đặc biệt trên các nền tảng kỹ thuật số và thông qua việc sử dụng lao động trẻ em trong việc mua bán, trồng cây thuốc lá.

"Ngày thế giới không thuốc lá 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới các em bằng các sản phẩm có hại cho sức khỏe, kêu gọi chính phủ các nước áp dụng các chính sách bảo vệ các em khỏi các hành vi lôi kéo sử dụng thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị không ngừng các sản phẩm nguy hiểm cho sức khoẻ thông qua mạng xã hội và các nền tảng phát trực tuyến", ThS.BS Phan Thị Hải nhấn mạnh thông điệp từ Tổ chức Y tế Thế giới.

Tại Việt Nam, Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, đối với thuốc lá điếu thông thường, tỷ lệ sử dụng ở nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm, từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023. Tỷ lệ này ở thanh thiếu niên cũng giảm, ở nhóm từ 13-15 tuổi giảm từ 2,5% xuống còn 1,9% năm 2022.

Đây là những kết quả rất đáng khích lệ đối với công tác phòng, chống tác hại thuốc lá. Tuy vậy, những nỗ lực, thành tựu này có nguy cơ bị phá bỏ bởi thuốc lá mới: thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Hiện nay, trên thị trường lại xuất hiện các sản phẩm như Thuốc lá điện tử, thuốc lá không đốt nóng, thuốc lá hút Shisha và được mua bán, quảng cáo nhiều trên mạng xã hội và chủ yếu nhằm vào giới trẻ.

Theo kết quả điều tra về sử dụng thuốc lá mới đối với nhóm học sinh THCS và THPT ở 11 tỉnh, thành phố ở Việt Nam: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm 13-17 tuổi tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023; ở nhóm 13-15 tuổi tăng từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023.

Không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh hút thuốc ở cổng trường, đặc biệt ở địa bàn thành phố, thị trấn.

Ở Việt Nam, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm, tức là hơn 100 người chết vì liên quan đến thuốc lá mỗi ngày.

Thực trạng trên buộc chúng ta phải nhận thức sâu sắc hơn về tác hại của thuốc lá đến mọi thành phần, lứa tuổi trong xã hội và kiên trì, kiên quyết hơn trong hành động phòng, chống tác hại thuốc lá.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2024 là "diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới trẻ em, thanh thiếu niên bằng những sản phẩm có hại cho sức khỏe. Đồng thời kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ, bảo vệ các em khỏi tác động của việc quảng cáo thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số".

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Ngọc Nga

Ngày mai, Bắc Bộ và Nam Bộ vẫn có mưa dông

(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (16/6) khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn duy trì hình thái thời tiết mưa dông, trong khi đó nắng nóng vẫn tiếp diễn ở Trung Bộ.

Đọc thêm

Vụ hỏa hoạn sáng nay ở Hà Nội: Chính quyền sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ vào ngày mai

Hình ảnh vụ cháy nhà xưởng không phép mọc trên đất dự án ở Yên Hòa, Cầu Giấy.
(PLVN) - Sáng ngày 13/6, một kho xưởng rộng khoảng 300m2 xây dựng không phép, tồn tại trong thời gian dài bất ngờ bị cháy. Khu vực bị cháy thuộc Dự án xây dựng Trường học trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Chính quyền địa phương cho biết sẽ triển khai cưỡng chế tháo dỡ vào ngày mai 14/6/2024. 

Bàn giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước hệ thống thủy lợi Bắc Đuống

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Song Hà, phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) -Ngày 13/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), tổ chức Hội thảo khoa học “Kết quả thực hiện các biện pháp khoa học công nghệ giảm thiểu ô nhiễm nước và đóng góp ý kiến cho quy trình vận hành, phương án tổ chức quản lý và quy chế bảo vệ chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Đuống”.

Ngày mai, nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 13/6, một số khu vực ở Bắc Bộ, Trung Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C.

Cần giải pháp đồng bộ để quản lý thị trường tín chỉ carbon

Cần giải pháp đồng bộ để quản lý thị trường tín chỉ carbon
(PLVN) - Việt Nam chưa có quy định về sở hữu tín chỉ carbon rừng trong mối quan hệ với quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng rừng; trong khi đây là điều kiện rất quan trọng để thực hiện chuyển nhượng tín chỉ carbon... Để xây dựng và phát triển một TTTC carbon đồng bộ, Việt Nam cần sớm triển khai đồng bộ một số giải pháp. Báo Pháp luật Việt Nam ghi nhận một số ý kiến đề xuất của các chuyên gia đầu ngành về vấn đề này.

Đã cơ bản khống chế đám cháy tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

Đã cơ bản khống chế đám cháy tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
Ngay sau khi xảy ra vụ cháy rừng tại phân khu A1 của Vườn Quốc gia Tràm Chim, tối 11/6, tại UBND xã Phú Đức, huyện Tam Nông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện có cuộc họp với lãnh đạo huyện Tam Nông cùng lãnh đạo các ngành liên quan để nắm tình hình công tác chữa cháy và những ảnh hưởng, thiệt hại do vụ cháy gây ra.

Phóng sinh 9 cá thể động vật hoang dã về Vườn quốc gia U Minh Hạ

Phóng sinh 9 cá thể động vật hoang dã về Vườn quốc gia U Minh Hạ
(PLVN) - Ngày 11/6, tại Vườn quốc gia U Minh Hạ (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về Lâm nghiệp thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Ban trị sự chùa Phật Quang (xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) và Ban Quản lý Vườn quốc gia U Minh Hạ tổ chức phóng sinh 9 cá thể động vật hoang dã.

Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (12/6), khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon: Nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh

TS Hoàng Mạnh Tưởng - Học viện Chính trị khu vực II.
(PLVN) - Ngày 12/6, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Thị trường tín chỉ carbon: Góc nhìn từ kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý” nhằm đánh giá những cơ hội và đề xuất các giải pháp giải quyết những thách thức mà thị trường tín chỉ carbon đặt ra. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS Hoàng Mạnh Tưởng, gợi mở một số vấn đề liên quan.