Bảo vệ môi trường học đường khỏi tác hại thuốc lá

Ngăn ngừa thuốc lá trong môi trường học đường được coi là ưu tiên hàng đầu. (Nguồn: Trường THCS Tiền Phong, TP Thái Bình)
Ngăn ngừa thuốc lá trong môi trường học đường được coi là ưu tiên hàng đầu. (Nguồn: Trường THCS Tiền Phong, TP Thái Bình)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc không chỉ là nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe cho học sinh và giáo viên mà còn là đầu tư cho tương lai khỏe mạnh của xã hội.

Khi trường học “phảng phất” khói thuốc

Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều trường trung học trên địa bàn TP Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh túm năm tụm ba sử dụng thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử, thậm chí cả thuốc lào. Nhóm học sinh thường lựa chọn những hàng nước, quán quen gần trường làm nơi “trú ẩn” để tiện “phì phèo” thuốc lá, tránh ánh mắt của giáo viên, phụ huynh. Nhiều học sinh vừa bước chân ra khỏi cổng trường, khuất tầm nhìn của giáo viên liền nhanh tay đưa thuốc lá điện tử lên rít một hơi thật mạnh, thả khói mù mịt.

Những hình ảnh nói trên cũng không còn xa lạ tại các địa phương khác khi nhiều năm qua, thuốc lá đã âm thầm xâm nhập vào các trường THCS, THPT trên khắp cả nước. Cô Nguyễn Thị Hồng, một giáo viên THPT tại Hà Nội cho biết, việc học sinh hút thuốc lá trong các trường là có và dường như không có cách nào chặn đứng vấn nạn này.

“Dù các trường trung học nỗ lực ngăn ngừa thuốc lá trong môi trường học đường bằng các hoạt động như giám sát, kiểm tra học sinh khu vực trong và ngoài trường; xử lý, kỷ luật học sinh sử dụng thuốc lá; tuyên truyền, tổ chức chương trình ngoại khoá cung cấp kiến thức khoa học cho học sinh về tác hại của thuốc lá;… nhưng trường học vẫn phảng phất khói thuốc. Nhất là những năm gần đây, khi thuốc lá điện tử có mặt trên thị trường”, cô Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, từ năm 2013 đến năm 2019, tỷ lệ hút thuốc ở thanh, thiếu niên trong nhóm tuổi 13 - 17 và 13 - 15 đã giảm. Tuy nhiên, thành tựu này có nguy cơ bị phá bỏ khi tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới, chủ yếu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gia tăng nhanh chóng.

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng tại 11 tỉnh, thành phố trong học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 cũng cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi từ 13 - 17 tăng từ 2,6% (năm 2019) lên 8,1% (năm 2023), trong đó ở nhóm từ 13 - 15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% (năm 2022) lên 8% (năm 2023).

Dù công tác kiểm soát và ngăn chặn việc sử dụng thuốc lá ở trẻ em và thanh, thiếu niên đã được triển khai, nhưng thực tế cho thấy vấn nạn này vẫn đang diễn ra phổ biến. Các hình ảnh ghi lại từ các trường trung học chính là minh chứng rõ nhất cho vấn nạn trên.

Hai hành động cần làm

Trước những ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe trẻ em, thanh, thiếu niên, việc bảo vệ trẻ em trước tác động của ngành công nghiệp thuốc lá trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây cũng là chủ đề được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn cho Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2024 (31/05/2024).

Chia sẻ về giải pháp ngăn chặn tác động của ngành công nghiệp thuốc lá tới trẻ em, thanh, thiếu niên, Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện của WHO tại Việt Nam nhận định, có hai hành động cần phải làm, một là cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, hai là tăng thuế thuốc lá. “Tôi muốn thuốc lá trở nên thực sự đắt đỏ đối với tất cả những người trẻ tuổi, đến nỗi ngay cả khi họ muốn thử hút thuốc, họ sẽ không bắt đầu vì giá cả ngoài tầm với”, Tiến sĩ Angela Pratt chia sẻ.

Theo WHO, hai hành động trên sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu của Chương trình Sức khỏe Việt Nam và các cam kết quốc tế đối với các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Quan trọng hơn hết, sẽ để lại một ảnh hưởng lâu dài, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người trên khắp đất nước hôm nay và cho các thế hệ mai sau, bằng cách giúp mọi trẻ em ở Việt Nam có cơ hội sống lâu, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Là quốc gia có dân số trẻ, việc phòng, chống tác hại của thuốc lá trong và ngoài trường học sẽ giúp ngăn ngừa trẻ em và thanh, thiếu niên không trở thành người hút thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe của thế hệ tương lai, giảm tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm các gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Tại Việt Nam, những năm qua, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, thực hiện trường học không khói thuốc giúp cho các em học sinh, các thầy cô giáo bảo đảm quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi các tác hại nguy hiểm của khói thuốc. Trường học không khói thuốc giúp bảo vệ sức khỏe của học sinh, giáo viên và nhân viên trường khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá; xây dựng môi trường học tập tốt hơn, giúp tăng cường sự tập trung, sự chú ý và sự linh hoạt tinh thần của học sinh. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi thử hút thuốc lá của các em học sinh, giảm tỷ lệ thanh, thiếu niên hút thuốc.

Bộ GD&ĐT đưa Tài liệu hướng dẫn giáo dục lồng ghép phòng, chống tác hại của thuốc lá trong bài giảng môn học, hoạt động giáo dục ở THPT. Tài liệu được biên soạn nhằm hỗ trợ giáo viên THPT cập nhật kiến thức về thuốc lá; tác hại của thuốc lá; cách phòng, chống tác hại của thuốc lá; phương pháp luận tiếp cận và các hình thức thực hiện lồng ghép, tích hợp khối kiến thức này trong việc dạy - học một số môn học, các hoạt động giáo dục ở cấp THPT.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

(PLVN) - Thấy nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học vì gia đình khó khăn, thầy Y Da Pha (45 tuổi, dân tộc Chăm) đã vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm “tiếp sức” cho các em có điều kiện tiếp tục đến trường. Nhờ đó, nhiều học sinh đã vượt qua khó khăn, vươn lên học giỏi.

Đọc thêm

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên
(PLVN) - Đám cháy bất ngờ bùng lên tại phòng chứa đồ dùng phục vụ học bán trú của học sinh, giáo viên thuộc một trường mầm non trên địa bàn TP Sông Công (Thái Nguyên ), rất may không gây thiệt hại về người.

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Nghệ An là một trong những tỉnh có bước đột phá nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với điểm trung bình tăng 10 bậc, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành. Đây là kết quả đáng ghi nhận khi tỉnh có số lượng thí sinh dự thi đứng thứ 4 cả nước với 11 huyện miền núi.

Vào đại học không… khó?

Thí sinh kỳ thi cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông 2006. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Từ ngay trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhiều trường đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm bằng học bạ. Không ít thí sinh đã tận dụng cơ hội này để giành suất vào đại học, nhằm giảm bớt áp lực lên kỳ thi tốt nghiệp, năm cuối cùng của kỳ thi theo chương trình 2006. Tuy nhiên, trường điểm chuẩn cao vút, trường lại chạm đáy…

Khánh Hòa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2024-2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiều 20/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. Được biết năm nay, địa phương này có 25 trường THPT công lập thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Trên 70 trường đại học công bố điểm sàn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 70 trường đại học đã công bố điểm sàn dựa trên các phương thức như: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá, điểm học bạ...

Phú Thọ có á khoa khối B00 toàn quốc

Với quyết tâm thí sinh Cao Hà Minh đã giành tấm vé vào đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Thí sinh Cao Hà Minh, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đạt 29,40 điểm là á khoa khối B00 toàn quốc, thủ khoa khối B00 toàn tỉnh (Toán: 9,4 điểm, Sinh học: 10 điểm, Hóa học: 10 điểm).

Ai chịu trách nhiệm chất lượng bữa ăn học đường?

Ảnh minh họa (Internet)
(PLVN) - Chất lượng bữa ăn học đường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và cơ quan chức năng Việc lựa chọn và quản lý các đơn vị cung cấp bữa ăn học đường đang gặp nhiều vấn đề. Vậy trách nhiệm này sẽ thuộc về ai? Cơ quan chức năng, nhà trường hay phụ huynh học sinh?

Nghề giáo có cần giấy phép hành nghề?

 Dự thảo Luật Nhà giáo hy vọng tháo gỡ những “điểm nghẽn”, có học sinh mà thiếu giáo viên. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Vừa qua, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực họp phiên chuyên đề tham vấn ý kiến đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Nhà giáo. Tại đây, vấn đề pháp lý của giấy phép hành nghề dạy học trong mối quan hệ với các chứng chỉ, văn bằng khác đã được đặt ra.