Bảo vệ di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão

Đưa cây cảnh đến nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Đưa cây cảnh đến nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc bảo vệ di tích đã khó, song việc bảo vệ di tích trong mùa mưa bão, lũ lụt còn là một vấn đề đầy thách thức. Chính vì thế, công tác phòng chống thiên tai đã được Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế hết sức chú trọng.

Nhiều thách thức, gian nan

Quần thể di tích Cố đô Huế tập trung các công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt cũng như đang lưu giữ hệ thống cổ vật quý hiếm. Ngoài ra, hiện tại cũng thường xuyên có các công trình di tích được tu bổ, tập trung khối lượng lớn tài sản của nhà nước, cùng với hệ thống cây xanh cảnh quan dày đặc xen kẽ với các công trình di tích.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, mưa bão với cấp độ mạnh nên rất nguy hiểm đối với sự an toàn của di tích so với những năm trước.

Theo lãnh đạo Trung tâm BTDTCĐ, hệ thống Quần thể di tích Cố đô Huế trải rộng trên địa bàn từ vùng trũng trong khu vực Kinh thành đến các khu lăng tẩm gò đồi phía Tây Nam của TP Huế. Ngoài ra, nhiều điểm di tích nằm ven sông Hương cũng thường chịu sự tác động đe dọa nặng nề của ngập lụt, gió bão như di tích ven Kinh thành như Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình, Quốc Tử giám, Điện Long An, lầu Tàng Thơ…

Nước lũ “bủa vây” trước Ngọ Môn Huế trong một lần mưa bão

Nước lũ “bủa vây” trước Ngọ Môn Huế trong một lần mưa bão

Một số điểm dễ xảy ra chia cắt khi có thiên tai như lăng Gia Long (cách trung tâm Huế 20 km), lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, điện Hòn Chén…, nên gặp nhiều khó khăn trong việc ứng cứu và khắc phục hậu quả của thiên tai. Thêm vào đó, phần lớn các di tích có kiến trúc gỗ truyền thống, một số di tích đã xuống cấp nên nguy cơ sụp đổ khi có mưa bão. Một số điểm có tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh…

Việc bị ngâm nước lâu ngày ít nhiều tác động đến tuổi thọ của các công trình, cộng thêm lượng mưa liên tục trên mái có thể tăng thêm tải trọng dẫn đến các cấu kiện gỗ trong kiến trúc truyền thống cung đình Huế bị tác động nên dễ gây ra hiện tượng nứt gãy, tụt ngói, dịch chuyển vị trí...

Theo khảo sát, hiện nay một số công trình di tích xuống cấp đang có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi mưa bão như: Tả Tùng Tự ở lăng Tự Đức; điện Diên Thọ ở cung Diên Thọ (Đại Nội Huế). Cùng với đó, hiện nay tại khu di sản Hoàng cung Huế, công trình di tích điện Thái Hòa đang ở giai đoạn hoàn thiện; hay các công trình điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường tại lăng Tự Đức đang hạ giải trùng tu.

Giải pháp đảm bảo an toàn cho di tích

Ông Lê Công Sơn (Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) thông tin, hàng năm Trung tâm đều xây dựng phương án chuẩn bị công tác bảo đảm thực hiện phương châm 5 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho hiện vật, công trình di tích, tài sản vật tư, nhà cửa, hệ thống cây xanh.

Nhân viên Trung tâm BTDTCĐ Huế dùng ván gia cố di tích Phu Văn Lâu, mặt Nam của Kinh thành Huế

Nhân viên Trung tâm BTDTCĐ Huế dùng ván gia cố di tích Phu Văn Lâu, mặt Nam của Kinh thành Huế

Ngoài ra, ngay từ đầu tháng 9 đơn vị đã triển khai các phương án, kế hoạch về phòng chống lụt bão, thiên tai. Đơn vị luôn huy động lực lượng tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng các công trình di tích, kho tàng, cây xanh, vật tư, tài sản trước mùa mưa bão, đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp phòng ngừa như: Giằng néo, neo buộc, che đậy, kê đặt, chống đỡ cho các điểm di tích.

Cán bộ nhân viên của Phòng Quản lý bảo vệ thuộc TTBTDTCĐ Huế cũng phải chia thành nhiều tổ, thực hiện công tác giằng chống các công trình di tích ngoài trời, di tích có độ cao dễ bị ảnh hưởng bởi gió bão như: Di tích Thế Miếu, Hiển Lâm Các (Đại nội Huế), nhà Bát giác ở hồ Tịnh Tâm, Quan Tượng Đài, Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu ở mặt Nam của Kinh thành Huế, các công trình di tích ở các lăng Đồng Khánh, Thiệu Trị, Dục Đức…

Triển khai cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão tại di tích lăng Đồng Khánh

Triển khai cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão tại di tích lăng Đồng Khánh

“Việc chuẩn bị kỹ càng kế hoạch và phân công nhiệm vụ nhằm chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; bảo đảm an toàn cho các công trình di tích, hiện vật, tài sản được an toàn. Do yêu cầu kịp thời, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ khách du lịch nên sau khi có sự cố thiên tai xảy ra, đơn vị phải huy động mọi lực lượng để khắc phục hậu quả”, ông Sơn nhấn mạnh

Ngoài ra, hệ thống cây xanh ở các khu vực di tích cũng được cắt tỉa, tránh nguy cơ ảnh hưởng của gió lớn. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của Trung tâm đã xây dựng lực lượng tại chỗ trong công tác phòng chống thiên tai với hơn 200 người, tập trung ở tất cả các điểm di tích. Riêng với các công trình đang trùng tu, yêu cầu đơn vị thi công cắt cử tối thiểu 20 người và có thể huy động thêm toàn bộ lực lượng khi có sự cố xảy ra.

“100% lực lượng Phòng Quản lý bảo vệ, Cảnh quan môi trường thường xuyên ứng trực trong thời gian bão lụt. Các phòng, ban, đơn vị phân công nhân lực ứng trực. Trung tâm có hơn 700 người thì lực lượng trực sẵn sàng khi mưa bão phải đến 50% quân số. Do đặc thù có những di tích nằm xa trung tâm TP Huế, ở cả hai bờ Nam và Bắc sông Hương, nên đơn vị cũng sẵn sàng phương án ứng trực nếu tình huống giao thông chia cắt”, Lãnh đạo Phòng Quản lý bảo vệ, Cảnh quan môi trường chia sẻ.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Đường đến đô thị toàn cầu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bản Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được đánh giá là con đường sẽ đưa TP HCM đến mục tiêu đô thị toàn cầu.

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.