Bảo vệ con trước mối nguy từ cơ sở giữ trẻ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau những sự việc rúng động diễn ra từ một số cơ sở giữ trẻ thời gian qua, câu hỏi làm sao để bảo vệ con an toàn khi đi gửi trẻ lại được nhiều phụ huynh đặt ra.

Nỗi lo ngại của phụ huynh

Mới đây, dư luận phẫn nộ trước sự việc bé trai 17 tháng tuổi tử vong bất thường sau khi ở trường mẫu giáo về. Hai cô giáo trông trẻ đã thừa nhận những hành vi hành hạ khiến cháu bất tỉnh. Có thể thấy, ngày càng nhiều vụ bạo hành trẻ ở các cơ sở mầm non bị phát hiện với nhiều tình tiết dã man. Mới thời điểm đầu năm 2023, một cháu bé 6 tháng tuổi ở Cần Thơ đã bị bảo mẫu đánh đập đến mức tổn thương não, phải đi cấp cứu tại BV Nhi đồng TP HCM. Cách đây vài tháng, hai bảo mẫu ở Đà Lạt đã bị bắt vì hành vi bạo hành cháu bé 2 tuổi dẫn đến chấn thương sọ não, dập phổi.

Còn nhiều trường hợp khác, các bé bị cô giáo, người trông trẻ đánh đập, hành hạ khiến nhiều cháu khi bước vào trường thì lành lặn, đến khi cha mẹ đưa về thì thương tích đầy mình, có cháu bị gãy tay chân, tổn thương nội tạng, có cháu tử vong.

Vết thương bên ngoài còn chưa nói, nhiều cháu nhỏ sau khi trải qua việc bị bạo hành, dù tổn thương trên cơ thể đã lành, nhưng vết thương tinh thần vẫn còn hằn sâu, tạo nên sang chấn và các di chứng tâm lý cho cháu. Nhiều cháu bị sợ hãi, mất ngủ, la hét, không dám đến gần người lạ, bỏ ăn, sút cân nhanh chóng.

Anh Nguyễn Tuấn Anh, ngụ quận 9, TP HCM, người cha có con trai 4 tuổi từng bị cô bảo mẫu bạo hành trật khớp tay chia sẻ: “Cháu đi học nếu không ăn hoặc ăn chậm bị cô giáo hăm dọa, chửi mắng, bẻ ngoặt tay ra sau mà gia đình tôi không biết gì cả. Đến khi cháu bị trật khớp tay thì mới biết. Hiện cô bảo mẫu đã được xử lý, nhưng con tôi thì không chịu đến trường, dù đã đổi cho con môi trường tốt hơn. Cứ đưa đến trước cổng trường là cháu khóc ngất đi, dỗ dành thế nào cũng không được. Ở nhà, khi ngủ cháu thường nói mơ, la hét rất thương”. Sau một thời gian đưa con đi trị liệu tâm lý, anh Tuấn Anh cho biết hiện cháu đã tạm thời ổn định và có thể đến trường.

Thực trạng như trên đã làm nhiều phụ huynh rất lo lắng, sợ con mình có thể trở thành nạn nhân của những bảo mẫu, cô giữ trẻ có xu hướng bạo lực, thiếu nghiệp vụ lẫn lương tâm.

Làm thế nào để bảo vệ con

Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra xuất phát từ các cơ sở giữ trẻ tư nhân hoạt động “chui”, các nhóm trẻ hoặc cá nhân giữ trẻ tự phát. Tại các cơ sở giữ trẻ công lập và cơ sở tư nhân có giấy phép, giáo viên thường được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về kĩ năng giữ trẻ, tâm lý ứng xử với trẻ. Đồng thời, về mặt cơ sở vật chất, tiêu chí chất lượng... tại cơ sở giữ trẻ cũng được đảm bảo.

Trong khi đó, các điểm giữ trẻ tự phát, cá nhân nhận giữ thời vụ không hề có nghiệp vụ giữ trẻ, môi trường cũng không đạt chuẩn, nhiều nơi còn kém vệ sinh, ẩm thấp, bữa ăn kém dinh dưỡng, người giữ trẻ chỉ nhận tiền rồi thả trẻ tự do, chỉ trông giữ chứ không có kĩ năng giáo dục, hướng dẫn trẻ, thậm chí còn hành xử theo bản năng, thường tức giận bộc phát, bạo hành với trẻ...

Các chuyên gia giáo dục đưa ra lời khuyên: Bậc học mẫu giáo có vai trò rất quan trọng trong tiến trình hình thành nhân cách của trẻ, rất cần phải đặc biệt chú trọng. Chính vì thế, phụ huynh khi chọn địa điểm gửi trẻ mầm non phải tìm những cơ sở uy tín, được cấp phép hoạt động rõ ràng, tuyệt đối không gửi con vào những cơ sở tự phát, không có giấy phép hoạt động.

Cạnh đó, phụ huynh cũng cần phải luôn theo sát quá trình học của con để đảm bảo con được học trong môi trường tốt, tránh đi những nguy cơ. Đối với các bé nhỏ tuổi, lớp chồi, mầm, các bé chưa có khả năng hiểu biết cao, chưa nhận thức được sự bạo hành cũng như chưa biết diễn đạt với cha mẹ, vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo sát camera trường học (đối với cơ sở có camera). Cha mẹ cũng cần quan sát trạng thái, hành vi của con khi ở nhà. Nếu con có dấu hiệu hoảng loạn, sợ hãi, có hành vi bạo lực hoặc một số hành vi bất thường khác, cha mẹ cần kiểm tra kĩ cơ thể con có vết tích bạo hành hay không cũng như có những biện pháp theo dõi cần thiết.

Với trẻ từ 4 tuổi, đã có khả năng nhận thức cũng như biết diễn đạt, cha mẹ cần dạy con các nguyên tắc tránh bạo hành khi đi học, dạy con cách trình bày thẳng thắn với cha mẹ những gì con nhận được ở trường, thường xuyên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư con để kịp thời xử lý các vấn đề không hay trước khi quá muộn.

Đọc thêm

'Gắn việc học đi đôi với hành'

Ảnh minh họa.
(PLVN) - “Gắn việc học đi đôi với hành”, là một ý quan trọng trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, khi dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên (HSSV) lần thứ VI, tổ chức tại Đại học (ĐH) Cần Thơ mới đây.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Những lưu ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mùa tư vấn tuyển sinh 2024 tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng cho biết, thời điểm kết thúc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ. So với năm 2023, số lượng năm nay có tăng nhưng không đáng kể.

Cách “ứng phó” với kỳ thi lớp 10 - góc nhìn từ thầy cô

Ảnh minh họa (Ảnh:hanoimoi.com)
(PLVN) - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 8 - 9/6 tới. Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố cấu trúc và đề minh họa 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để thuận lợi cho thí sinh ôn thi trong chặng nước rút. Các thầy cô Hệ thống giáo dục HOCMAI cũng đã có những chia sẻ với học sinh tham dự kỳ thi năm nay.

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.