Bảo tồn văn nghệ dân gian: Trước hết là bảo tồn nghệ nhân

Giá trị văn hóa phi vật thể  trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ dân gian được thể hiện dưới hình thức biểu diễn, truyền khẩu, quảng bá…rất cần thiết  trong đời sống văn hóa thời kỳ hội nhập. 

Giá trị văn hóa phi vật thể  trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ dân gian được thể hiện dưới hình thức biểu diễn, truyền khẩu, quảng bá…rất cần thiết  trong đời sống văn hóa thời kỳ hội nhập. Một bài ca trù 36 giọng, một làn điệu chèo, những làn điệu cờn, xá, phú dọc… trong hát văn, những điệu hát xẩm cùng nhiều loại nhạc cụ cổ không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của chúng ta mà còn tham gia thu hút  khách du lịch với tư cách là “những sản phẩm văn hóa trong ngành công nghiệp không ống khói” ở một đô thị phát triển.  Đây là kết quả của quá trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước, có sự đóng góp đáng kể của Hội Văn nghệ dân gian Hải Phòng.

Sự lớn mạnh của Văn nghệ dân gian Hải Phòng có tác động từ những chương trình vĩ mô của quốc gia như Tầm  nhìn Văn nghệ dân gian, tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể đối với một số loại hình nghệ thuật. Những kết quả trên các lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, truyền dạy nghề  gắn liền với quá trình hơn 20 năm thành lập Hội Văn nghệ dân gian Hải Phòng khẳng định vị trí, chức năng của một tổ chức chuyên ngành cũng như  khả năng khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian của thành phố Cảng đầu sóng ngọn gió. Trong đó, riêng ca trù có một CLB với 6 thế hệ tham gia. Thành phố cũng có 1 nghệ nhân hát đúm và 5 nghệ nhân ca trù được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian. Tuy nhiên, đã đến lúc phải từ bỏ quan niệm “Văn nghệ dân gian là của mấy ông bà già”  để  có những quan điểm chỉ đạo, quản lý và đầu tư có chiều sâu cho  lĩnh vực này theo hướng kế cận về đội ngũ, phát triển về loại hình, chuyên nghiệp trong hoạt động.

Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hồng Minh ở tuổi 70 vẫn say mê hoạt động nghệ thuật. Trong ảnh: Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hồng Minh cùng vợ -diễn viên Thanh Thúy biểu diễn tiết mục Xẩm chợ.
Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hồng Minh ở tuổi 70 vẫn say mê hoạt động nghệ thuật. Trong ảnh: Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hồng Minh cùng vợ -diễn viên Thanh Thúy biểu diễn tiết mục Xẩm chợ.

Một trong những đặc thù quan trọng của Văn nghệ dân gian là phải có các nghệ nhân, những người lưu giữ quá khứ mà trí nhớ về nghề nghiệp cũng như tay nghề của họ được xếp vào hàng  “báu vật quốc gia”. Chỉ có điều, các nghệ nhân từng được ví như “thư viện sống” cũng lại giống như ngọn đèn trước gió, vì tuổi đã quá cao. Từ năm 2008 đến nay có hai nghệ nhân qua đời là ca nương Tô Thị Chè và nhạc sĩ Ngọc Hải. Sáng 22-2 vừa qua, có 15 trong số 45 hội viên còn lại được BCH Hội tổ chức mừng thọ, thì cụ Trần Trọng Quế, thầy đàn đáy “nắn đời gõ phách chẳng ngừng thôi”  phải nhờ hai người con dìu đi, vì cụ đã ngoài 90 tuổi. Do vậy, bên cạnh cơ chế động viên mà Hội Văn nghệ dân gian cần xây dựng, đề xuất với cấp trên, điều cấp thiết là lưu trữ ngón đàn, giọng nói, tiếng hát của các nghệ nhân này. Muốn vậy, phải có sự đầu tư tối thiểu về các phương tiện cho Hội như máy ghi âm, camera… Tiếp đó là tận dụng kỹ thuật số  trong việc bảo lưu các hình ảnh, tư liệu này. Đây không phải là vấn đề nan giải bởi để Ca trù Việt

Nam

được tôn vinh, trong bộ hồ sơ ca trù quốc gia chúng ta ghi âm được giọng hát của nghệ nhân- NSND Quách  Thị Hồ và một số ca nương. Giáo sư Trần Văn Khê – người có công lớn trong việc đưa ca trù, nhã nhạc cung đình Huế thành di sản phi vật thể thế giới, có lần nói: Trong lĩnh vực  văn hóa, Văn nghệ dân gian, một nghệ nhân mất đi là một thư viện sống bốc cháy. Nếu không lưu giữ kịp thời những thư viện ấy, chúng ta mất tất cả. Lúc ấy phải làm lại từ đầu. Đó là điều thiệt thòi, mất mát lớn đối với văn hóa, văn nghệ nước nhà.

Hiện Trung tâm trao đổi giáo dục Việt Nam đang triển khai dự án Quỹ hỗ trợ bảo tồn nghệ thuật văn hóa dân gian đối với các di sản nghệ thuật, văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một. Hội Văn nghệ dân gian dự kiến chọn làng Đông Môn- Hòa Bình với việc khôi phục ca trù để truyền nghề cho lớp trẻ theo đúng tinh thần của dự án. Ở bộ môn này, hầu như đều có các nghệ nhân cao tuổi người địa phương tham gia truyền nghề từ nhiều năm nay. Nhưng tiếc là rất hiếm hoi khi tìm lại những thước phim, hình ảnh về những đối tượng đang hoạt động nghề nghiệp này, trong khi  đó, nhiều cụ đã quá yếu, mà sản phẩm kết quả của dự án cần phải có là  VCD, DVD và các an bum ảnh về các nghệ nhân trên. Đây cũng là khía cạnh đáng suy ngẫm liên quan đến chương trình bảo tồn nghệ nhân Văn nghệ dân gian.

Ngọc Anh

 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.