Bảo tồn nghề dệt vải truyền thống của dân tộc La Chí

Để làm ra những bộ trang phục truyền thống phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi sự khéo léo.
Để làm ra những bộ trang phục truyền thống phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi sự khéo léo.
0:00 / 0:00
0:00
 Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của người La Chí tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Người La Chí ở Hà Giang cư trú tập trung đông nhất ở 4 xã Bản Phùng, Bản Díu, Bản Pắng và Bản Máy thuộc huyện Xín Mần, kế đến là ở các huyện Hoàng Su Phì và Bắc Quang. Mặc dù sự giao thoa về văn hóa diễn ra ngày càng phổ biến, song người La Chí ở đây vẫn gìn giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Bà Lùng Thị Ngỏe, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, huyện Quang Bình chia sẻ, đối với người La Chí, thêu thùa và may vá là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá phẩm chất, đạo đức, sự khéo léo và chăm chỉ của phụ nữ La Chí. Ngay từ nhỏ khi mới lên 5, 6 tuổi, các trẻ em gái được theo mẹ lên nương để trồng bông, được các mẹ, các chị dạy tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ để sau này có thể tự dệt vải, thêu thùa và may những bộ trang phục cho riêng mình. Đây cũng là cách để các thế hệ người La Chí lưu giữ được nghề dệt truyền thống của dân tộc.

Toàn bộ quá trình đều được làm thủ công cùng những công cụ thô sơ.

Toàn bộ quá trình đều được làm thủ công cùng những công cụ thô sơ.

Để làm ra những bộ trang phục truyền thống phải trải qua rất nhiều công đoạn, trước tiên, bà con sẽ trồng bông trên những thửa ruộng bậc thang. Sau khi thu hoạch bông sẽ được tách hạt và đem phơi khô. Công đoạn tiếp theo cần đến sự khéo léo của người phụ nữ, khi phải kéo sợi thật đều để có được sợi chỉ kích thước đều nhau rồi cuộn thành từng thỏi nhỏ. Từ những sợi chỉ mỏng manh, người phụ nữ tiếp tục dệt để có được một tấm vải thô ưng ý.

Những tấm vải thô sau đó được đem nhuộm chàm và cuối cùng là may thành những bộ trang phục. Để vải lên đúng màu, người phụ nữ phải nhuộm rồi phơi khô ít nhất 5 lần. Để hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống phải trải qua 13 công đoạn, trong đó công đoạn nhuộm chàm chiếm nhiều thời gian nhất.

Toàn bộ quá trình đều được làm thủ công cùng những công cụ thô sơ, thông thường, để tạo ra một bộ quần áo, người phụ nữ La Chí phải làm liên tục trong nhiều tháng mới có thể hoàn thành.

Trang phục của người La Chí đơn giản, không cầu kỳ. Đàn ông và phụ nữ La Chí đều có trang phục màu đen. Tuy không thêu nhiều hoa văn, nhưng các họa tiết thổ cẩm rất tinh tế, hài hòa.

Trên các sản phẩm dệt của người La Chí có rất nhiều mẫu hoa văn đẹp, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim, mũi chỉ, phổ biến nhất là hoa văn thêu chỉ và hoa văn ghép vải. Các mẫu hoa văn hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám kết hợp với các đường viền. Các họa tiết hoa văn này chủ yếu được thêu ở hai bên cổ áo và yếm tạo nên sự mềm mại cho bộ trang phục của phái nữ.

Người La Chí luôn giữ gìn và phát huy nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Người La Chí luôn giữ gìn và phát huy nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Ngoài may quần áo, phụ nữ La Chí còn dệt các sản phẩm phục vụ sinh hoạt thường ngày, như: màn, vỏ chăn, rèm cửa, địu trẻ con, túi nải, giầy vải…

Từ những công cụ thô sơ cùng bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc La Chí, bộ trang phục truyền thống của họ dù mang màu chàm mộc mạc, nhưng vẫn rất tinh tế mang đậm bản sắc văn hóa. Mỗi sản phẩm thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ cũng như gửi gắm tình cảm cho người thân trong gia đình.

Theo bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, tỉnh Hà Giang trong nhiều năm qua đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản của đồng bào các dân tộc. Bảo tồn các làng nghề truyền thống như bảo tồn làng nghề dệt lanh thổ cẩm của đồng bào dân tộc… Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung, đồng bào dân tộc La Chí nói riêng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Đọc thêm

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.