“Bảo tàng” đồ cổ của lão nông U70

Ông Nguyễn Văn Chẳng (trái) giới thiệu những món đồ cổ nằm trong bộ sưu tập.
Ông Nguyễn Văn Chẳng (trái) giới thiệu những món đồ cổ nằm trong bộ sưu tập.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 40 năm dành niềm đam mê với đồ cổ, ông Nguyễn Văn Chẳng đã chi hàng trăm triệu đồng để sở hữu nhiều món có niên đại cả trăm năm. Từ thú vui được nhiều người cho là “tốn kém, xa xỉ”, người đàn ông này đã biến đam mê thành nguồn thu nhập cho gia đình lúc tuổi xế chiều.

Kho tài sản vô giá

Có mặt tại nhà ông Nguyễn Văn Chẳng (còn gọi là ông Tám Chẳng, 63 tuổi) tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, quan sát ngôi nhà rộng khoảng 40m2 của ông, nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ, ngỡ ngàng trước những món đồ bằng gỗ quý hiếm được bày tại đây.

Trò chuyện với PV, ông Chẳng cho biết sở thích sưu tầm, đam mê đồ cổ đã theo ông hơn 40 năm qua. Ban đầu ông chỉ sưu tầm những cổ vật có giá trị nhỏ, dần dần khi kinh nghiệm đã dày dặn ông bắt đầu tìm những món có giá trị và niên đại lâu hơn. Cứ thế tích lũy, suốt nhiều năm ròng rã, chỉ cần nghe ngóng ở đâu có đồ cổ quý là ông Chẳng lại khăn gói lên đường.

Ông Chẳng kể: “Tôi đam mê chơi đồ cổ từ thời còn thanh niên, lúc đó tôi chỉ muốn sưu tầm vài món nhỏ để trưng bày thỏa sở thích. Dần dần, khi niềm đam mê ngày càng lớn cộng thêm có kinh nghiệm, tôi bắt đầu tìm và mua những món khác. Để sưu tầm được những món này, tôi không ngại lặn lội ra Huế hay xuống Bạc Liêu để tìm và sở hữu được chúng”.

Tham quan một vòng không gian trưng bày, ông Chẳng phấn khích giới thiệu cho chúng tôi những món đồ được ông sưu tầm từ: tiền cổ, đồ đồng, tủ, bàn, ghế, đồng hồ và đặc biệt là chiếc long sàng có tuổi đời hơn trăm năm.

Chia sẻ thêm về sở thích này, ông Chẳng cho rằng mình là người may mắn và có “duyên”, vì nhiều món đồ không phải cứ có tiền là mua được. Đối với ông, ngoài việc sưu tầm để được thỏa mãn với niềm đam mê của bản thân, hơn hết, ông muốn con cháu trong gia đình hiểu hơn về nét văn hóa và lịch sử dân tộc. Chính vì thế có nhiều người đã ngỏ ý trả giá hàng trăm triệu đồng để ông Chẳng nhượng lại một vài món đồ nhưng đều nhận lại cái lắc đầu từ ông.

Để có được bộ sưu tập như hiện nay, ông Chẳng đã không ít lần gặp khó vì chi phí không đủ. Theo ông Chẳng, để thỏa niềm đam mê thì phải nỗ lực ra sức lao động nhiều hơn nữa. Như hồi năm 2000, ở TP Cần Thơ có người kêu bán tấm hoành dài 1,2m, rộng 0,8m với giá 20 triệu đồng. Thế là ông về bỏ công chăm sóc mảnh vườn rồi chiết 1.000 nhánh bưởi giống để bán có tiền mua cho bằng được.

Chiếc long sàng có tuổi đời hơn trăm năm được nhiều người trả giá 600 triệu nhưng ông Chẳng nhất quyết không bán.

Chiếc long sàng có tuổi đời hơn trăm năm được nhiều người trả giá 600 triệu nhưng ông Chẳng nhất quyết không bán.

Từ đam mê tạo ra thêm nguồn thu nhập

Không chỉ làm nông giỏi, ông Chẳng còn uyển chuyển biến thú vui tao nhã của mình thành nguồn thu kinh tế cho gia đình. Từ sau khi dịch COVID-19 lắng xuống, nhà ông Chẳng rộn ràng hơn khi tiếp đón các đoàn khách du lịch đến tham quan.

Ông Chẳng cho biết, hiện trung bình một tháng nhà ông tiếp đón gần 100 khách tham quan. Ngoài giới thiệu những món cổ vật, mọi người đến đây còn được tự tay hái và mang về những loại trái cây đặc sản ngay tại vườn (gần 15ha) của gia đình. Từ những hoạt động này góp phần thêm thu nhập cho gia đình.

Bà Lữ Ngọc Anh (đại diện khu nghỉ dưỡng Azerai Cần Thơ) cho biết, cơ sở thường xuyên tổ chức các tour du lịch, trong đó có đến tham quan nhà ông Chẳng vì đây là ngôi nhà độc nhất tại xã Mỹ Hòa. Gian nhà chính là nơi trưng bày đồ cổ, được ông giữ nguyên vẹn theo nét kiến trúc đậm chất xưa của miền Tây, nên khách du lịch nước ngoài vừa đến đây đã tỏ ra rất thích thú. Hơn hết, nhiều đoàn khách đến đây đều cảm mến sự nhiệt tình tiếp đón, sự chân chất thật thà của ông Chẳng.

Không riêng với khách nước ngoài, một bạn trẻ đến thăm nhà của ông Chẳng cho biết: “Ngoài tham quan cổ vật, khi đến đây em còn được hóa thân vào khung cảnh nơi này và có những bộ ảnh đẹp mà không phải nơi nào cũng có. Nhất là sau đó còn được chú Tám Chẳng dẫn tham quan vườn trái cây và hái mang về”.

Nhờ sự chân chất, nhiệt tình và niềm đam mê với đồ cổ mà gia đình ông Chẳng có thêm nguồn thu nhập. Chia sẻ thêm dự định trong thời gian tới, ông Chẳng cho biết sẽ xây thêm gian nhà dẫn từ cổng vào nhà mát và tôn tạo các vị trí trưng bày để du khách thoải mái hơn khi ngồi xem các cổ vật. Đồng thời, ông sẽ tiếp tục sưu tầm những món đồ cổ đến khi nào hết sức lao động thì thôi, vì đó là niềm đam mê lớn nhất cuộc đời ông.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác bàn giao nhà đại đoàn kết tại huyện An Minh, Kiên Giang.

Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang trao nhà đại đoàn kết và tặng quà gia đình chính sách

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024); Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang vừa đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVT và bàn giao nhà đại đoàn kết trên địa bàn huyện An Minh và TP Rạch Giá (Kiên Giang).

Đọc thêm

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ
(PLVN) - Chiều 11/12, tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, mặc dù một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm khó đạt được, nhưng TP dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ cao nhất có thể, tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau...

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.