Bảo tàng bỏ tiền tỉ mua tranh mang về … cất kho

Một buổi triển lãm tranh ở Huế trước lúc dịch COVID-19 bùng phát
Một buổi triển lãm tranh ở Huế trước lúc dịch COVID-19 bùng phát
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh bỏ tiền tỉ tìm mua nhiều tác phẩm mỹ thuật có giá trị của các họa sĩ xứ Huế rồi về... cất kho vì thiếu không gian trưng bày.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế từng có quyết định thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế vào cuối năm 2018 trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn 2 trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, trực thuộc Sở Văn hóa - thể thao tỉnh. Tuy nhiên sau 3 năm thành lập, hiện trụ sở bảo tàng này vẫn chỉ nằm trên giấy!

Mua tranh về rồi... cất kho

Chính vì không có trụ sở lẫn không gian trưng bày nên trong 3 năm qua, những người làm Bảo tàng Mỹ thuật Huế gặp không ít khó khăn trong công tác sưu tập, bảo quản tranh.

Từ khi thành lập bảo tàng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã "mạnh dạn" cấp mỗi năm 1 tỉ đồng phục vụ công tác sưu tập tranh. Trong 3 năm qua, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã dày công sưu tập được 103 tác phẩm, trong số đó có nhiều tranh của các danh họa như Tôn Thất Đào, Mai Trung Thứ, Bửu Chỉ, Vĩnh Phối...

Tuy nhiên, số tranh này sau khi được sưu tập hoặc nhận từ việc cho tặng đều đang được... bỏ kho chứ không đưa ra trưng bày.

Bà Đinh Thị Hoài Trai - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế - thừa nhận: "Thú thật chúng tôi hiện nay mới chỉ thực hiện được nửa công năng của một bảo tàng mỹ thuật, đó là sưu tập, lưu trữ, bảo quản tác phẩm".

Cũng theo bà Trai, việc mua tranh về rồi cất kho là điều khiến người yêu nghệ thuật vô cùng đau lòng. Chính điều này gây cản trở trong quá trình sưu tập tranh.

"Nhiều gia đình các danh họa, khi được chúng tôi đặt vấn đề sưu tập tranh cho bảo tàng đã hỏi thẳng là mua về sẽ trưng bày ở đâu. Thú thật chúng tôi cũng rất lúng túng, không biết trả lời thế nào. Và rồi cơ hội sưu tập tranh quý cũng bị vụt mất", bà Trai trải lòng.

Ba năm một câu hỏi bảo tàng ở đâu?

PGS.TS Phan Thanh Bình - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Nghệ thuật Huế - cho rằng dù tranh sưu tập về được bảo quản chuyên nghiệp nhưng không thể đảm bảo rằng nhiều năm sau đó tranh không bị hư hại, ẩm mốc nếu cứ mãi cất kho như vậy.

"Nếu trong vòng khoảng 2 năm nữa mà Bảo tàng Mỹ thuật Huế vẫn không có trụ sở, không có không gian trưng bày tranh thì tôi nghĩ sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Có thể những người, những gia đình các họa sĩ hay những đơn vị đã hiến, tặng tranh cho bảo tàng sẽ đòi lại tranh của mình. Và vấn đề này sẽ trở thành vấn đề của quốc gia chứ không phải chỉ của riêng Huế", ông Bình nói.

Trao đổi với truyền thông, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cũng thừa nhận một bảo tàng mỹ thuật là rất cần thiết cho một thành phố du lịch, thành phố văn hóa festival như Huế.

"Tôi đã làm việc với ngành văn hóa và sẽ có đề án báo cáo lên Ban thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh về quy hoạch các thiết chế văn hóa trên địa bàn. Trong đó có đề cập việc tìm gấp một trụ sở xứng tầm cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế trong thời gian sớm nhất", ông Bình cho biết.

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đọc thêm

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm của UNESCO

Quần thể danh thắng Tràng An từ trên cao. (Ảnh: DLNB)
(PLVN) - Tích cực hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn giữ gìn, phát huy giá trị di sản toàn cầu, nhất là đối với UNESCO; quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa con người thiên nhiên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears
(PLVN) - Britney Spears, sinh năm 1981, là ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên người Mỹ. Cô là biểu tượng nhạc pop từng đạt chứng nhận đa bạch kim và thắng Giải Grammy, là một trong những nghệ sĩ thành công và được yêu thích nhất trong lịch sử ngành công nghiệp âm nhạc với hơn 100 triệu đĩa nhạc được bán ra trên toàn cầu.

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao

Rất đông du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5.
(PLVN) - Ngày 29/4, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ ngày 22/4 đến 29/4, Lý Sơn đã đón 16 nghìn lượt du khách tham quan. Dự kiến ngày 30/4 và 1/5 thì lượt du khách ra đảo Lý Sơn sẽ tăng cao.

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi

Khai mạc tuần lễ du lịch Quảng Ngãi.
(PLVN) -  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn mới khai mạc “Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi và Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch huyện Lý Sơn năm 2024”.

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...