Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, Thanh Hóa đến Quảng Trị mưa lớn

Bão số 4 sau khi đi vào đất liền đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
Bão số 4 sau khi đi vào đất liền đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi đi vào đất liền, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. 14h hôm nay, 19/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị. Mưa lớn sẽ tập trung ở khu vực Thanh Hóa - Quảng Trị...

Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Do tác động của bão/áp thấp nhiệt đới, vùng biển từ Nghệ An đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3-5m, biển động mạnh.

Đồng thời, ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực biển từ Bình Định đến Cà Mau, phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Biển động mạnh. Khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Sóng cao từ 2-3m. Biển động.

Ven biển các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cao và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp vào chiều ngày 19/9.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên vẫn còn có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, triều cao và nước dâng do bão.

Trên đất liền, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6, vùng gần tâm bão cấp 7-8, giật cấp 10; sâu trong đất liền có gió giật mạnh cấp 6-7.

Cơ quan khí tượng dự báo từ chiều nay đến ngày 20/9, mưa lớn tập trung ở khu vực Thanh Hóa đến Quảng Trị, phổ biến từ 100-250mm, cục bộ có nơi trên 400mm. Đề phòng mưa cường suất lớn (>100mm/6 giờ) ở khu vực từ Hà Tĩnh-Quảng Trị trong chiều và đêm nay (19/9).

Mưa lớn dẫn đến tình trạng ngập lụt cho các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư do nước không kịp thoát.

Đồng thời, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cũng vừa phát đi bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum.

Theo Cơ quan khí tượng, trong 24 giờ qua (từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9), khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã có mưa to đến rất to. Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Cảnh báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến như sau: Khu vực Thanh Hoá, Nghệ An, phía bắc Thừa Thiên Huế mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 100mm; khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 150mm; tỉnh Kon Tum mưa phổ biến 10-40mm, có nơi trên 50mm.

Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều địa phương. Cụ thể:

Đặc biệt, Cơ quan khí tượng cảnh báo rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp độ 2 ở TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế; cấp độ 1 ở các khu vực khác.

Đọc thêm

Cuối tuần này miền Bắc có hết nắng hanh?

Ảnh minh họa: Minh Hằng
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (12-13/10) miền Bắc vẫn duy trì hình thái thời tiết đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trong khi đó tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác
(PLVN) - Chiều 9/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty cổ phần Hoàng Hải tổ chức khởi công dự án khai thác mỏ cát san lấp Hòa Hưng-5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phục vụ Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Đây là mỏ cát đã bị dừng 11 năm trước.

Trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy, đổ ở Hà Nội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua (3/10), ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Trung tâm, Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy, đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt hệ thống cây xanh Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phát triển tương đương tán lá.

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết
(PLVN) - Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai cho biết đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, UBND TP Biên Hòa, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Hạt Kiểm lâm TP Biên Hòa để thống nhất phương án xử lý đối với 21 cá thể hổ, báo bị chết .

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng
(PLVN) - Từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng Kiểm lâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ lắp đặt hệ thống camera năng lượng mặt trời tại các khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, theo ông Lê Thái Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt.