Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo KTTVTW nhận định, bão số 2 là cơn bão khó xác định, nhiều khả năng bão sẽ đi là là, tiến sát Hoàng Sa chứ không ngoặt chuyển hướng.
Chiều tối 19/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão – cơn bão số 2, có tên quốc tế là CHANTHU. Dự báo, cơn bão số này còn tiếp tục mạnh thêm.
Theo Trung tâm dự báo KTTVTW, đến 22h ngày 19/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440km về phía đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và còn tiếp tục mạnh thêm.
Chiều tối 19/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão – cơn bão số 2, có tên quốc tế là CHANTHU. Dự báo, cơn bão số này còn tiếp tục mạnh thêm.
Theo Trung tâm dự báo KTTVTW, đến 22h ngày 19/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440km về phía đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và còn tiếp tục mạnh thêm.
Hướng đi của bão số 2 hồi 23 giờ 30 đêm 19/7, sức gió mạnh nhất cấp 8, giật tới cấp 10 cách quần đảo Hoàng Sa 200km (Ảnh: Trung tâm dự báo KTTVTW |
Đến 22h ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (89 - 117 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 22h ngày 21/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (89 - 117 km/giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Đến 22h ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km. Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía đông quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.Bão số 2 là cơn bão khó xác định Chiều 19/7, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo KTTVTW, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTVTW nhận định, bão số 2 là cơn bão khó xác định, nhiều khả năng bão sẽ đi là là, tiến sát Hoàng Sa chứ không ngoặt chuyển hướng. Cũng trong chiều 19/7, khi áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) chưa thành bão, Ban chỉ đạo PCLBTW - Ủy ban quốc gia TKCN có công điện (số 17) gửi Ban Chỉ huy KTTV và TKCN các tỉnh, TP ven biển từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa; Ban Chỉ huy KTTV và TKCN các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Giao thông vận tải, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng cục Du lịch, yêu cầu: rà soát, kiểm đếm, nắm chắc số tàu thuyền đang hoạt động trên biển; bằng mọi biện pháp sử dụng các phương tiện thông tin và truyền thông để thông báo kịp thời cho chủ phương tiện, tàu thuyền và các ngư dân đang hoạt động trên biển biết thông tin về ATNĐ để chủ động phòng tránh, ra khỏi vùng biển nguy hiểm, được xác định là phía bắc Vĩ tuyến 13; Đặc biệt cần khẩn trương yêu cầu các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa vào bờ để đảm bảo an toàn. Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, quản lý việc ra khơi của các tàu thuyền; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; Chủ đầu tư khai thác dầu khí, chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; Duy trì lực lượng thường trực tìm kiếm cứu nạn để xử lý khi có yêu cầu; Bố trí trực ban 24/24h và thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của ATNĐ để đối phó và xử lý kịp thời các tình huống, báo cáo về Ban chỉ đạo PCLBTW và Ủy ban Quốc gia TKCN. Cũng theo Ban chỉ đạo PCLBTW, hoạt động tìm kiếm cứu nạn các ngư dân bị mất tích do bão số 1 ở Hoàng Sa vẫn được tiếp tục triển khai, theo đó, hiện còn 13 tàu của ngư dân đang hoạt động và tham gia tìm kiếm cứu nạn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tính tới ngày 19/7, vẫn còn 17 người mất tích, trong đó có 6 người thuộc tàu QNg 55940 của ông Nguyễn Văn Tẩn ở Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi, 10 người thuộc tàu QNg 95904 của ông Nguyễn Văn Trung ở Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi bị chìm ở đảo Trụ Cẩu – Hoàng Sa. Riêng tàu QNg 96354 có 11 lao động của ông Dương Thành, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi bị chìm đã được một tàu thương mại nước ngoài cứu được 10 người, một người chưa tìm thấy, 10 ngư dân này hiện đang trên đường đi Hồng Kông. Ủy ban quốc gia TKCN cũng cho biết, hiện còn 15 ngư dân Việt Nam đang ở tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị tạo điều kiện thuận lợi để các tàu tìm kiếm cứu nạn của Hải quân Việt Nam tiếp cận các tàu bị nạn của ngư dân Việt Nam nhằm cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và sự trợ giúp về y tế, đồng thời tạo điều kiện các tàu cứu hộ Việt Nam tiếp nhận 13 ngư dân của tàu QNg 90028 đã được phía Trung Quốc cứu hộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến của bão số 2
Theo Kiều Minh
VTC news