Báo Pháp luật Việt Nam nhận Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2023

Báo PLVN giành giải Khuyến khích Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2023 (Ảnh-PV).
Báo PLVN giành giải Khuyến khích Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2023 (Ảnh-PV).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2023.

Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ được Bộ KH&CN tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc về KH&CN. Đây là sự ghi nhận của Bộ KH&CN trong việc vinh danh những nhà báo có tinh thần khoa học, đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh các kết quả của hoạt động KH&CN trong sự phát triển của đất nước.

Tiếp nối thành công từ các năm trước, Giải thưởng báo chí KH&CN năm 2023 tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan báo chí ở trung ương, địa phương và nhận được hơn 150 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về KH&CN.

Ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng báo chí về KH&CN năm 2023 cho biết, Giải thưởng báo chí về KH&CN đã khẳng định được vai trò, vị thế của một giải thưởng có uy tín và ngày càng lan toả, là sân chơi trí tuệ của các phóng viên, biên tập viên quan tâm đến KH&CN.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Đặng Hoàng Giang, Trưởng Ban tổ chức giải chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm tác giả Báo Pháp luật Việt NamThứ trưởng Bộ KH-CN Đặng Hoàng Giang, Trưởng Ban tổ chức giải chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm tác giả Báo Pháp luật Việt Nam

“Năm 2023, ghi nhận những nỗ lực sáng tạo từ hình thức đến nội dung của các tác phẩm dự thi, các chuyên mục chuyên sâu về KH&CN trên các báo mang một sức sống mới. Nội dung các tác phẩm báo chí viết về KH&CN được lựa chọn xuất phát từ hơi thở của đời sống và đến được với nhiều đối tượng độc giả. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan báo chí và người làm báo tự đổi mới hình thức thể hiện để bắt kịp xu hướng chung. Đó là các xu hướng: Hội tụ, đa phương tiện, đa nền tảng, tích hợp số; báo chí di động, báo chí dữ liệu, báo chí sáng tạo, podcast, trí tuệ nhân tạo. Các tác phẩm báo chí hiện đại Megastory, longform, E-magazine… trên báo điện tử tiếp tục được đẩy mạnh.”. Ông Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh.

Qua 2 vòng chấm Sơ khảo và Chung khảo đã có 23 tác phẩm và nhóm tác phẩm được Bộ KH&CN phê duyệt và trao giải, gồm: Thể loại Báo in (01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 01 Giải Ba, 02 Giải Khuyến khích); Thể loại Báo điện tử (01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba, 02 Giải Khuyến khích); Thể loại Truyền hình (01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 01 Giải Ba, 02 Giải Khuyến khích); Thể loại Phát thanh (01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba, 01 Giải Khuyến khích); Thể loại Báo ảnh (02 Giải Khuyến khích).

Loạt bài “Phụ nữ và sở hữu trí tuệ” đăng tải trên số Chủ Nhật ấn phẩm báo in Báo Pháp luật Việt Nam đã được trao giải Khuyến khích trong tổng số 2 giải Khuyến khích của thể loại báo in. Với nội dung về phụ nữ và sở hữu trí tuệ trong thời đại mới, loạt bài đề cập đến các vấn đề phụ nữ và sở hữu trí tuệ như: Cần tạo cơ hội cho phụ nữ, Hoàn thiện chính sách thúc đẩy để phụ nữ làm khoa học, công nghệ… Loạt bài cũng giới thiệu các hình mẫu phụ nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đã và đang đóng góp không nhỏ vào việc tạo ra các kết quả nghiên cứu khoa học mang tính đột phá, thiết lập những xu hướng sáng tạo mới, tạo dựng, vận hành doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, đóng góp vào sự chuyển đổi của thế giới. Đồng thời, chỉ ra thực trạng các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, số phụ nữ tham gia vào hệ thống sở hữu trí tuệ, được hưởng lợi từ sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Để thúc đẩy phụ nữ đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học,… cần tạo cơ hội để họ tiếp cận hệ thống sở hữu trí tuệ.

Các tác giả/nhóm tác giả đoạt giải nhận được Cúp Giải thưởng báo chí về KH&CN năm 2023, Giấy chứng nhận và phần thưởng của Ban Tổ chức Giải thưởng.

Giải thưởng báo chí về KH&CN năm 2024 sẽ tiếp tục được phát động. Bộ KH&CN tin tưởng rằng, Giải thưởng sẽ luôn luôn tạo hứng khởi cho niềm đam mê sáng tạo, cống hiến không ngừng của những người làm báo và sẽ có thật nhiều hơn nữa những tác phẩm xuất sắc cho mùa trao giải tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Cần kiểm soát các cuộc thi chạy bộ

Các cuộc thi chạy bộ ở Việt Nam cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên tham dự và người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: TQ)
(PLVN) - Cứ đến mùa thu - đông là bước vào “cao điểm” các giải chạy bộ. Hàng loạt cuộc thi diễn ra, từ những giải chạy ngắn với mục đích gây quỹ từ thiện, đến những giải chạy đêm, giải chạy mang tầm cỡ quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân đang hưởng ứng phong trào thể thao lành mạnh, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc các giải chạy bộ liên tục diễn ra cũng đang tạo nên những bất cập.

Số liệu đáng chú ý về người nhập cư tại TP HCM, Đồng Nai

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong một hội thảo khoa học vừa được tổ chức tại TP HCM, đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP đã đưa ra một nhận xét vô cùng đáng lưu ý: “TP HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành”.

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 40 dự án văn hóa - thể thao

Giám đốc Sở VHTT TP Trần Thế Thuận giới thiệu về đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP đến 2030. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Sáng qua (15/10), UBND TP HCM tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao (VHTT) năm 2024. TP kỳ vọng đến năm 2030, tổng doanh thu ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP khoảng 148.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12%/năm.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.