Báo Pháp luật Việt Nam nhận Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (thứ 4 từ trái qua) vinh dự được trao giải Khuyến khích cuộc thi.
Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (thứ 4 từ trái qua) vinh dự được trao giải Khuyến khích cuộc thi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hướng tới chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 18/6, tại Thủ đô Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024. Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương - Báo Pháp luật Việt Nam, vinh dự đạt giải với loạt 9 bài “Khát vọng thanh niên thời kinh tế số”...

Tham dự chương trình có ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; ông Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn; ông Phan Xuân Thuỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn; lãnh đạo các ban, đơn vị Trung ương Đoàn; đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương, các nhà báo, biên tập viên, phóng viên đạt Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024.

Giải thưởng báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi được Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động từ năm 2017 nhằm biểu dương, tôn vinh các tác phẩm báo chí tiêu biểu viết về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, mô hình, hoạt động, công trình thanh niên, tấm gương thanh thiếu niên tiêu biểu, đời sống giới trẻ, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành, xã hội đối với công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thế hệ trẻ.

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 8 năm Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi được tổ chức phát động. Kể từ khi phát động, Giải thưởng đã nhận được sự quan tâm, gửi bài tham dự thi của đông đảo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương với 516 tác phẩm (tăng 88 tác phẩm so với năm 2024 - 428 tác phẩm). Trong đó, có 353 tác phẩm thuộc thể loại báo in và báo điện tử; 163 tác phẩm thuộc thể loại phát thanh và truyền hình. Các tác phẩm được gửi dự thi từ 89 cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và các địa phương và từ 18 tỉnh, thành đoàn.

Tại buổi lễ, Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức trao tặng 2 giải tập thể, 4 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 20 giải Khuyến khích cho các cơ quan báo chí, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc gửi dự thi.

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương - Báo Pháp luật Việt Nam, tác giả loạt 9 bài “Khát vọng thanh niên thời kinh tế số” vinh dự được trao giải C ở thể loại báo in và báo điện tử.

Ban Tổ chức nhận định tác phẩm dự thi năm nay đã cho thấy sự đổi mới sáng tạo trong phương thức thể hiện. Đã có nhiều các đề tài, bài viết về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, những tấm gương người trẻ tiêu biểu, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí khai thác, dành nhiều tâm huyết để tuyên truyền, có sức lan tỏa, lay động sâu rộng trong cộng đồng, xã hội.

Đọc thêm

Có một Hồ Tây như thế...

Hoàng hôn hồ Tây được báo chí nước ngoài bình chọn là một trong những hoàng hôn đẹp nhất ở Việt Nam. (Ảnh: T.A)
(PLVN) - “Tây Hồ chân cá thị Tây Thi” (Hồ Tây đích thị nàng Tây Thi, một người đẹp nức tiếng muôn đời của Trung Hoa và Á Đông) mà nhà thơ Cao Bá Quát đã ví von. Rồi đây, sẽ có thêm những biểu tượng mới về một vùng văn hóa, du lịch và một Hà Nội đáng sống xen lẫn giữa cổ xưa và hiện đại…

'Hồ Tây ngát hương, mùa sen tháng Sáu'

Sáng sớm (khoảng từ 4-5 giờ sáng), khi ánh ban mai chưa kịp chiếu rọi là thời điểm sen tỏa ra hương thơm ngào ngạt nhất, người làm trà sen nhẹ nhàng chèo con thuyền nhỏ len lỏi khắp hồ hái những đóa sen vừa nở.
(PLVN) - Sen Hồ Tây đã đi vào tiềm thức không chỉ của người Hà Nội. Bởi chỉ Hồ Tây mới có món quà tinh túy của trời đất kinh thành Thăng Long xưa - sen Bách Diệp, loài hoa 100 cánh dày ba lớp, không nơi đâu có hương sen dịu ngọt, tinh tế cho bằng Hồ Tây…

Hiểu về công nghiệp văn hóa của Nhật Bản qua 'Hồn Anime'

Hiểu về công nghiệp văn hóa của Nhật Bản qua 'Hồn Anime'
(PLVN) - Thành công rực rỡ của ngành công nghiệp Anime, xuất phát từ nền tảng manga tại Nhật Bản, là một bài học đầy cảm hứng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng công nghiệp văn hóa, thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong văn hóa đại chúng.

Gìn giữ làng nghề trăm năm bên Hồ Tây

Phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đón nhận Quyết định ghi danh Nghề xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Vân Nhi)
(PLVN) - Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Nơi đây lưu giữ hệ thống di sản văn hóa phong phú, các làng cổ, làng nghề truyền thống từ nhiều đời nay. Hiện Tây Hồ đang gìn giữ làng nghề niên đại hàng trăm năm để phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch.

Hồ Tây - nơi tình yêu bắt đầu

Mỗi lần gặp hồ Tây lại mang một vẻ đẹp mới mẻ.
(PLVN) - Giữa nội thành đông đúc, chật chội, Hồ Tây với đường nét uốn lượn, làn sóng nước lăn tăn mơ màng, không khí thoáng đãng, mát mẻ đã trở thành một điểm đến ưa thích của người Hà Nội. Dù ở bất kỳ thế hệ nào, Hồ Tây vẫn luôn làm xao xuyến, rung động những con tim đã từng một lần bước qua.

Thú vị những con đường ven Hồ Tây

Một góc ven đường Hồ Tây gắn liền với nhịp sống người dân. (Hình minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Giữa không gian của một đô thị đang phát triển, chật chội, đông đúc, những con đường ven Hồ Tây thu hút đông đảo người dân tìm đến để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Đây cũng là địa điểm hiếm hoi trong TP Hà Nội có thể ngắm nhìn và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Đạp xe quanh hồ Tây không chỉ là trào lưu

Đạp xe ở Hồ Tây đã trở thành thói quen lành mạnh của nhiều người dân Thủ đô. (Nguồn: Nụ Lương)
(PLVN) - Trào lưu đạp xe xung quanh Hồ Tây đang nở rộ trong vài năm gần đây. Xu hướng thể thao này không chỉ được người trẻ yêu thích, mà tất cả các độ tuổi đều có thể tham gia và được xem như một bộ môn thể thao giúp mọi người nâng cao sức khỏe, kết nối, giao lưu với bạn bè mới.

Vẻ đẹp Tây Hồ trên khuôn nhạc

Vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. (Ảnh: Zing.vn)
(PLVN) - Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay. Vẻ đẹp lung linh, lãng mạn của Hồ Tây được hiện lên trên từng khuôn nhạc.

Vẻ đẹp Hồ Tây thu hút khách quốc tế

Vẻ đẹp Hồ Tây thu hút khách quốc tế
(PLVN) - Hồ Tây, “viên ngọc sáng” giữa lòng Hà Nội, là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm kiếm không gian yên bình và trải nghiệm văn hóa độc đáo. Những chia sẻ từ các blogger du lịch, người nổi tiếng, đánh giá của các chuyên trang du lịch và trên các nền tảng số đã góp phần khẳng định vị thế của hồ Tây trong lòng du khách quốc tế.

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

Bước qua mùa hoa phượng

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.
(PLVN) - Giá có cái lỗ nẻ mà chui xuống đất thì tôi đã chui tụt xuống cho đỡ xấu hổ khi tôi nhìn thấy cô, cô Nhẫn của tôi. Nhưng lỗ nẻ không có, tôi đứng như trời trồng, con dao cạo mủ cao su rơi xuống chân. Còn cô thì cứ phăm phăm đi lại phía tôi với quần áo bết mồ hôi, bụi đường.

Mùa thứ năm

Ảnh minh họa. (Nguồn: NB)
(PLVN) - Anh hay nói với tôi anh rất thích mùa thứ năm và lúc ấy tôi vẫn hay tròn mắt hỏi ngoài “xuân, hạ, thu, đông” liệu vẫn có một mùa nào mà tôi chưa biết sao? Những lúc ấy anh sẽ phì cười cốc nhẹ vào đầu tôi và buông ra một từ “ngốc”. Anh lãng mạn, sự lãng mạn của một chàng sinh viên khoa văn, dưới bóng chiều hay ngồi ôm ghi ta đàn hát. Mùa thứ năm không có thật nên anh yêu nó, vì anh hay dùng nó để chứng minh sự vô hạn mà tình yêu anh dành cho tôi.

longformNghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…