Báo Mỹ: Thành công chống Covid-19 tại Việt Nam là bài học cho Mỹ

Báo Washington Post cho rằng Việt Nam là câu chuyện “thành công ngoại lệ” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 và Mỹ có thể học hỏi từ điều này.
Thông điệp tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại TP HCM. (Ảnh: Reuters)
Thông điệp tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại TP HCM. (Ảnh: Reuters)

Báo Washington Post ngày 30/4 đã đăng tải bài viết phân tích thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19. Adam Taylor, tác giả bài viết, cho rằng Việt Nam đã mở ra những “bài học” cho Mỹ trong việc ứng phó với đại dịch toàn cầu.

Theo bài viết, Mỹ tuần này đã trải qua “cột mốc đau thương” trong đợt bùng phát dịch Covid-19. Chưa đầy 3 tháng sau khi ca nhiễm đầu tiên được xác nhận trên lãnh thổ Mỹ, hơn 65.000 người Mỹ đã thiệt mạng. Trong khi đó, Việt Nam cho đến nay chưa có bất kỳ ca tử vong nào và cũng không ghi nhận thêm các ca lây nhiễm cộng đồng mới trong 2 tuần.

“Mặc dù có đường biên giới chung với Trung Quốc, với dân số hơn 95 triệu người và thu nhập tương đối thấp, Việt Nam vẫn là câu chuyện thành công ngoại lệ trong đại dịch. Việt Nam có 270 trường hợp được xác nhận nhiễm virus và không có trường hợp tử vong. Việt Nam đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt mà họ bắt đầu triển khai từ tháng 2, cho phép các nhà hàng và hiệu cắt tóc mở cửa trở lại từ tuần trước”, bài viết trên báo Mỹ cho biết.

Washington Post dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hôm 28/4, rằng: “Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi dịch Covid-19”.

Theo bài viết, Việt Nam vốn không phải là nơi “nổi tiếng về công nghệ” như Hàn Quốc hay Đài Loan. Việt Nam cũng không phải là nơi có diện tích nhỏ và dễ kiểm soát như Hong Kong hay Iceland.

Vậy điều gì giải thích cho sự thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19?

Báo Mỹ: Thành công chống Covid-19 tại Việt Nam là bài học cho Mỹ - 2

Xe ô tô được phun khử trùng tại Thái Nguyên. (Ảnh: Reuters)

Washington Post dẫn nhận định của Robyn Klingler-Vidra từ Trường King’s College London và Ba-Linh Tran từ Đại học Bath cho rằng, có 3 chiến thuật then chốt được chính phủ Việt Nam triển khai rộng khắp: gồm sàng lọc và kiểm tra nhiệt độ cơ thể, phong tỏa có mục tiêu và trao đổi thông tin liên tục.

“Tất nhiên, nhiều quốc gia cũng tiến hành xét nghiệm và số lượng xét nghiệm thô của Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều nước khác: Mỹ tiến hành hơn 5 triệu xét nghiệm, trong khi Việt Nam mới chỉ tiến hành 200.000 xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu tính số xét nghiệm trên đầu ca nhiễm, Việt Nam là trường hợp ngoại lệ”, bài viết phân tích.

Cũng theo Washington Post, Việt Nam bắt đầu tiến hành xét nghiệm từ sớm, tăng cường sản xuất các bộ xét nghiệm trong nước sau khi các ca nhiễm virus đầu tiên được phát hiện ở những người trở về từ Vũ Hán hồi tháng 1. Việt Nam sau đó cũng tiến hành theo dõi trên diện rộng những người từng tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh, thực hiện cách ly nghiêm ngặt tại các cơ sở cách ly do chính quyền quản lý đối với những trường hợp nghi nhiễm.

Ngoài ra, bài viết cũng đề cập tới việc chính phủ Việt Nam đã sử dụng các tin nhắn văn bản và ứng dụng để kết nối với người dân trong lúc dịch bùng phát. Chính phủ Việt Nam cũng công bố hàng loạt thông tin và dữ liệu về dịch bệnh trên trang web của Bộ Y tế.

Theo Washington Post, các chuyên gia y tế Mỹ cho biết họ tin tưởng các số liệu do Việt Nam công bố về dịch Covid-19.

“Việt Nam từng bị ảnh hưởng bởi hội chứng viêm đường hô hấp cấp hồi năm 2003, nhưng sau đó đã được quốc tế ca ngợi là nước đầu tiên ngăn chặn dịch bệnh này”, bài viết cho biết thêm.

Bài viết trên Washington Post cũng đề cập tới mối quan hệ Việt - Mỹ cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Hồi đầu tháng 4, Tổng thống Donald Trump đã gửi lời cảm ơn tới “những người bạn ở Việt Nam” vì đã hỗ trợ chuyển giao 450.000 bộ đồ bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam tới Mỹ.

Theo bài viết, “sự thành công của Việt Nam chủ yếu nhờ những quyết sách quan trọng được thực hiện ngay từ đầu năm nay, trong khi Mỹ lúc đó vẫn đang trong giai đoạn suy tính”.

Nhận định rằng cuộc chiến chống Covid-19 “vẫn chưa kết thúc với bất kỳ ai”, báo Mỹ dẫn lại lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định “tuyệt đối không được chủ quan” và “dù có từng lúc tình hình có tốt thì chúng ta chỉ nói thắng từng trận đánh, từng chiến dịch nhưng cả cuộc chiến vẫn còn ở phía trước”.

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...