Bão mạnh nhất thế giới “cắt đứt” Philippines

Bão mạnh nhất thế giới “cắt đứt” Philippines
(PLO) - Ngày 8/11, cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm 2013 và có thể là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào đất liền đã quét qua Philippines với sức gió lên đến 314 km/giờ, buộc hàng triệu người phải tìm chỗ trú ẩn và cắt đứt liên lạc tại các đảo thuộc miền Trung nước này. Ít nhất 3 người được xác nhận đã thiệt mạng.
Nhà khí tượng học Romeo Cajulis cho hay, bão Haiyan đã đổ bộ vào thị trấn Guiuan, thuộc tỉnh Samar lúc 04h40 (giờ địa phương). Theo bản tin được Trung tâm Khí tượng Philippines phát đi lúc 05h00 (giờ địa phương, 21h00 GMT), cơn bão đổ bộ với sức gió lên đến 275 km/giờ. 
Trung tâm cảnh báo bão của Mỹ ghi nhận, chỉ ít lâu trước khi đổ bộ vào đất liền, bão Haiyan duy trì sức gió mạnh nhất 314 km/giờ, giật tới 379km/giờ. “Siêu bão đổ bộ với sức gió gần 313 km/giờ. Haiyan là cơn bão có sức gió mạnh nhất đổ bộ vào đất liền từng được ghi nhận” – ông Jeff Masters, Giám đốc Trung tâm cho hay.
Hãng tin Reuters đưa tin, các cột sóng cao đến 5m có thể nhìn thấy từ các đảo thuộc các tỉnh Leyte và Samar. Sau khi càn quét tại các đảo thuộc các tỉnh miền Trung Leyte và Samar, siêu bão mạnh cấp 5 này đã di chuyển tới tỉnh Cebu ở phía Bắc và hướng tới đảo Boracay ở hướng Tây. Cơn bão được dự đoán sẽ di chuyển về phía biển Đông trong ngày 9/11. 
Theo các báo cáo chính thức, đã có ít nhất 3 người tử vong do bão, trong đó có 2 người bị điện giật chết và một người khác bị sét đánh chết. Ngoài ra, còn có 7 người khác cũng đã bị thương. Tuy nhiên, con số các nạn nhân tử vong có thể còn tăng cao do giới chức Philippines chưa thể liên lạc ngay với các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão. 
Đường điện và thông tin liên lạc tại 3 tỉnh đảo lớn Samar, Leyte và Bohol đều đã gần như bị đứt đoạn. Khoảng 1 triệu người tại 29 tỉnh trên cả nước đã được sơ tán đến các địa điểm trú ẩn sau khi Tổng thống Benigno Aquino cảnh báo người dân sống ở các khu vực nằm trên đường đi của cơn bão rời khỏi các khu vực dễ bị ảnh hưởng, ví dụ như các lưu vực sông, các ngôi làng ven biển và các dãy núi. Trong số những người phải đi sơ tán có hàng nghìn người là dân cư của tỉnh Bohol, vốn đang phải sống trong những lều trại và các trại trú ẩn khác sau khi trận động đất 7,2 độ Richter tấn công tỉnh đảo này hồi tháng trước. 
Theo thông báo từ Bộ Giao thông Vận tải và Truyền thông Philippines, đến giữa trưa 8/11 đã có tổng cộng 445 chuyến bay nội địa và 8 chuyến bay quốc tế phải hủy chuyến. Cục Hàng không dân dụng nước này cho biết 13 sân bay đã phải đóng cửa vì cơn bão. Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines thông báo, hơn 3.000 người đã bị mắc kẹt ở các cảng biển khác nhau. Trung bình mỗi năm Philippines phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão. Hồi năm ngoái, bão Bopha đã san phẳng 3 thị trấn ven biển thuộc tỉnh Mindanao, làm 1.100 người chết  và gây thiệt hại ước tính lên đến 1,04 tỉ USD. 
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng Mỹ, cơn bão được ghi nhận mạnh nhất thế giới đổ bộ vào đất liền là bão Camille, đổ bộ vào bang Mississippi với sức gió 305 km/h vào năm 1969.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.