Bạo lực học đường: Trách nhiệm cha mẹ, ông bà ở đâu?

Bản thân những học sinh gây bạo lực cũng là nạn nhân của sự thiếu quan tâm từ gia đình.
Bản thân những học sinh gây bạo lực cũng là nạn nhân của sự thiếu quan tâm từ gia đình.
(PLVN) - Thống kê của công an cho thấy trong 3 tháng đầu năm 2019 có 310 vụ bạo lực học đường xảy ra trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Không chỉ là các em bị đánh đập, mà bản thân những học sinh gây bạo lực cũng là nạn nhân của bạo lực học đường. Bởi lỗi không hoàn toàn thuộc về các em mà còn nằm ở những người chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng như ông bà, cha mẹ…

Mải kiếm tiền, thiếu quan tâm đến con cái

Tháng 3/2109, xảy ra vụ việc 5 học sinh nữ của trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đánh hội đồng 1 bạn nữ cùng lớp khiến học sinh này phải nhập viện điều trị do sang chấn tâm lý. Xử lý vụ việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã đề nghị xử lý cách chức đối với Ban Giám hiệu nhà trường và có hình thức xử lý nặng hơn đối với giáo viên chủ nhiệm lớp vì chưa làm tròn trách nhiệm dạy, chăm sóc học sinh. 

Tuy vậy, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải chỉ có nhà trường mà còn là trách nhiệm của các gia đình và xã hội. Được biết, trong số 5 học sinh tham gia đánh bạn theo lối "hội đồng", mỗi gia đình đều có hoàn cảnh khá đặc biệt, hầu hết không nhận được sự chăm sóc đầy đủ của cha mẹ. Nhiều gia đình đi làm ăn xa, mải với công việc mà chưa thực sự  sát sao dạy dỗ con em mình; phó mặc cho nhà trường trong việc giáo dục con.

Bố của học sinh được cho là cầm đầu nhóm đánh bạn thừa nhận, để xảy ra sự việc này thì cha mẹ cũng có lỗi vì đã không dành nhiều thời gian cho con. “Tôi đi làm xa ở Cao Bằng, mấy hôm tranh thủ về có đám cưới thì cô giáo gọi điện gặp để nói chuyện. Tôi mải kiếm tiền nên không quan tâm đến con, để con có những hành động hư hỏng, làm bố mẹ tôi cũng rất đau lòng. Mình làm cha làm mẹ, sai sót là dạy con không đến nơi đến chốn”- ông bố cho biết. 

Trước những vụ bạo lực học đường, có nhiều quan điểm cho rằng cần phải tăng hình phạt, đặc biệt là mức xử lý hình sự đối với các đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, phát biểu tại  tọa đàm "Ngăn ngừa bạo lực học đường - Để trẻ em không đơn độc", ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, không đồng ý với quan điểm pháp luật Việt Nam cần phải tăng hình phạt, đặc biệt là mức xử lý hình sự đối với các đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật. 

“Điều này là trái với tinh thần của Công ước Liên Hợp Quốc về trẻ em, trái với các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, trái với các chính sách, nguyên tắc phát triển, tiến bộ về giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ em, trong đó có trẻ em vi phạm pháp luật” - ông Nam nhấn mạnh.

Giải pháp mà ông Nam đề cập đến với người chưa thành niên thì người giám hộ, hoặc cha mẹ của các em phải chịu trách nhiệm về tất cả những thương tổn mà các em gây ra cho người khác. Bởi hiện nay mới chỉ có nhà trường, các tổ chức quản lý nhà nước chịu trách nhiệm; còn gia đình đứng ở đâu trong những vụ việc này.

Nạn nhân của bạo lực học đường không chỉ các em bị đánh đập, mà chính những học sinh gây bạo lực cũng là nạn nhân bởi lỗi không hoàn toàn thuộc về các em mà còn nằm ở những người chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng.

Người giám hộ hoặc cha mẹ các em phải đền bù theo Bộ luật Dân sự để gia đình có trách nhiệm hơn với việc giám sát, theo dõi, giáo dục con em mình. Giải pháp này không phải là tất cả, nhưng sẽ là một trong những biện pháp góp phần làm giảm bạo lực trong trường học, kết hợp với giáo dục chính bản thân học sinh phải hiểu biết pháp luật, tôn trọng nhân phẩm danh dự của bạn học.

Môi trường tốt quý gấp ngàn lần của cải thừa hưởng

Ở rất nhiều vùng quê hiện nay, nhiều gia đình buộc phải "ly hương" để kiếm miếng cơm manh áo, bỏ lại con cái ở quê nhà. Trong cuộc "ly hương" đó, chẳng ai mong những đứa con ở lại quê nhà sẽ trở nên hư hỏng hoặc làm những chuyện đau lòng. Thế nhưng, những đứa trẻ lớn lên thiếu đi tình yêu thương, sự dạy dỗ thường xuyên của cha mẹ sẽ khó để phát triển toàn diện.

Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, cùng với nhà trường thì môi trường giáo dục của gia đình, xã hội cũng rất quan trọng. Gia đình chính là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách, đạo đức cho trẻ em, dạy các em biết yêu thương và đau trước nỗi đau của đồng loại.

Việc các gia đình thiếu quan tâm chăm sóc, tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em nên không kịp thời phát hiện những thay đổi trong tâm sinh lý của con em mình. Cái ác phải được loại trừ, tránh dung dưỡng để không còn những câu chuyện bạo lực học đường đau lòng xảy ra. 

Từ góc độ của Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, có thể thấy, cuộc sống gia đình gắn liền với hơi thở và trào lưu của xã hội. Trong mỗi gia đình, ông bà, cha mẹ luôn là người cổ vũ động viên con cháu, tạo môi trường tốt để con cháu rèn luyện trưởng thành, khôn lớn. Nguồn động viên khích lệ từ đấng sinh thành là động lực cho con trẻ phấn đấu vươn lên, không ỉ lại gia đình, không tự cao, tự mãn, để tự tin học tập, tu dưỡng, rèn luyện vượt qua mọi thử thách. 

Sự cổ vũ động viên kịp thời và môi trường phấn đấu rèn luyện tốt còn quý giá gấp ngàn lần những thứ của cải vật chất mà con, cháu được thừa hưởng. Bởi những thành quả về thể chất tâm hồn của con trẻ nhờ sự động viên của ông bà cha mẹ sẽ là hành trang để con cháu tự tin vững bước vào đời.

 Ngày nay xã hội đã có những bước tiến đáng kể về vật chất, tinh thần và tri thức. Lòng yêu thương và sựgương mẫu của cha mẹ, ông bà với con cháu không những được coi trọng mà còn phát huy phát triển thêm nhiều góc độ.

Yêu thương, gương mẫu của ông bà, cha mẹ không chỉ trong không gian gia đình nhỏ hẹp, khi cháu con còn tấm bé. Trách nhiệm của bậc sinh thành còn vượt không gian khoảng cách, vượt qua lứa tuổi bảo trợ. Con cháu đi làm xa, đi học xa dù đã lớn khôn hơn nhưng vẫn không vượt ra ngoài tầm quan tâm lo lắng, kiểm tra, kiểm soát hỗ trợ giúp đỡ của ông bà, cha mẹ....

Thông tin, video về bạo lực học đường sẽ đăng tải nhiều hơn trong 2-3 năm tới:

 Theo lý giải của ông Đặng Hoa Nam thì đó là điều tất yếu bởi bạo lực học đường là thực trạng ở nhiều quốc gia, kể cả nước có nền giáo dục tốt hay làm công tác tư vấn tâm lý học đường tốt.

Thứ hai là do nhận thức của xã hội tăng lên, tỷ lệ phụ huynh đứng ra tố cáo cũng cao hơn. Thứ ba, mạng xã hội phát triển giúp video, thông tin nhanh chóng được lan truyền đến cộng đồng và phụ huynh sẽ có bằng chứng để tố cáo.

"Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cũng chặt chẽ hơn nên niềm tin của người dân cũng tăng. Dịch vụ cung cấp cho mọi người cũng tốt hơn như Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Suốt gần 15 năm qua, số cuộc gọi đến tố cáo xâm hại tình dục, bạo lực tăng lên rất nhanh", ông Nam thông tin và khẳng định phần chìm của “tảng băng” mang tên bạo lực học đường sẽ dần dần nhô lên.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.