Thời gian này, vấn nạn bạo lực học đường gia tăng mạnh đang làm dư luận xã hội bức xúc. Thay vì trách móc con trẻ, người lớn hãy thẳng thắn nhìn lại chính mình để thấy rằng đây là hệ quả của việc giáo dục thiên lệch - nặng về kiến thức mà xem nhẹ những bài học về tình yêu thương và sự chia sẻ...
Đau lòng cảnh con trẻ đánh nhau
Chỉ trong năm 2010 đã có ít nhất năm vụ “nữ sinh đánh nhau”, “nữ sinh đánh hội đồng” làm xôn xao dư luận.
Mở đầu là clip nữ sinh Hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao cộng đồng mạng, làm dư luận hết sức quan tâm cũng như làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục ở thủ đô. Clip xuất hiện trên internet vào tối 3/3/2010, cư dân mạng xôn xao khi cảnh quay từ đoạn clip những hình ảnh một nữ sinh lớp 10 bị “đánh hội đồng”.
Tiếp đến một clip khác được tung lên mạng ngày 10/10 có thời lượng 3 phút. Vụ hành hung được quay cận cảnh, rõ nét với hình ảnh một nữ học sinh mặc đồng phục bị hai bạn nữ cũng mặc đồng phục bao vây, túm tóc lôi kéo, đấm đạp vào mặt, ngực, bụng. Thậm chí, nạn nhân còn liên tục hứng chịu những cú nện bằng chân, lên gối vào đầu, mặt, kéo lê trên sàn nhà và những lời xỉ vả tục tĩu.
Đau lòng cảnh con trẻ đánh nhau
Chỉ trong năm 2010 đã có ít nhất năm vụ “nữ sinh đánh nhau”, “nữ sinh đánh hội đồng” làm xôn xao dư luận.
Mở đầu là clip nữ sinh Hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao cộng đồng mạng, làm dư luận hết sức quan tâm cũng như làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục ở thủ đô. Clip xuất hiện trên internet vào tối 3/3/2010, cư dân mạng xôn xao khi cảnh quay từ đoạn clip những hình ảnh một nữ sinh lớp 10 bị “đánh hội đồng”.
Tiếp đến một clip khác được tung lên mạng ngày 10/10 có thời lượng 3 phút. Vụ hành hung được quay cận cảnh, rõ nét với hình ảnh một nữ học sinh mặc đồng phục bị hai bạn nữ cũng mặc đồng phục bao vây, túm tóc lôi kéo, đấm đạp vào mặt, ngực, bụng. Thậm chí, nạn nhân còn liên tục hứng chịu những cú nện bằng chân, lên gối vào đầu, mặt, kéo lê trên sàn nhà và những lời xỉ vả tục tĩu.
Một clip khác mô tả cảnh nữ sinh THPT ở Nghệ An bị đánh hội đồng cũng được tung lên mạng vào chiều tối ngày 14/9 khiến cộng đồng mạng cũng như dư luận trên địa bàn hết sức phẫn nộ. Trong clip, một nữ sinh bị một nhóm nam nữ khác cùng lứa vừa kéo đi trên đường Tản Đà (TP.Vinh) vừa chửi bới thiếu văn hóa. Ngày 23/10, trên mạng youtube xuất hiện một clip nữ sinh bị đánh hội đồng có thời lượng dài hơn 3 phút làm xôn xao cư dân mạng. Nữ sinh bị đánh là học sinh lớp 11 THPT Lương Thế Vinh (Cẩm Trung, Cẩm Phả, Quảng Ninh). Vụ thứ năm là nhóm học sinh lớp 8 ở trường THCS Mạnh Kiếm Hùng, Quận 5 (TP.Hồ Chí Minh) bắt bạn học cởi áo rồi đánh đập tàn nhẫn ngay giữa lớp học. Sự việc diễn ra trong trung tuần tháng 11/2010 và clip đã được nhiều học sinh truyền tay nhau trước khi xuất hiện trên internet. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo , từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 học sinh. Tính bình quân, cứ 11.111 học sinh thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì đánh nhau. Khi xem những hình ảnh này, phản ứng là của phần đông dư luận xã hội là giật mình, xót xa trước câu hỏi: Vì đâu mà con em chúng ta nên nông nỗi này?Không thể có con tốt nếu cha mẹ xấu Là người theo dõi rất sát những vụ bạo lực học đường cũng như diễn biễn tâm lý của cả “thủ phạm và nạn nhân” trong những vụ đó, nhà báo Nguyễn Thị Lan Minh (Trưởng ban Truyền thông, Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam) đã xót xa thốt lên: “Đừng trách con trẻ! Vấn nạn này là hệ quả của việc giáo dục thiên lệch - nặng về kiến thức mà xem nhẹ những bài học về tình yêu thương và sự chia sẻ”. Theo bà Lan Minh, vụ ẩu đả, làm nhục nhau của hai nữ sinh Hà Nội năm 2010 giữa nơi công cộng đã gióng lên nỗi lo ngại về sự băng hoại đạo đức của giới trẻ. Nhưng cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, sai phạm này không chỉ do con trẻ mà trách nhiệm lớn thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội. Bà Lan Minh phân tích: Thứ nhất, đối với việc giáo dục trẻ trong gia đình thì việc con cái tự kiếm được học bổng du học, kỳ vọng con trở thành “công dân toàn cầu” đang là đích ngắm, mục tiêu giáo dục của số đông phụ huynh thời nay. Các vị phụ huynh luôn nỗ lực tìm kiếm những trường học tốp đầu, các chương trình đào tạo mới tiên tiến, không ngại chở con đến các buổi học thêm. Nhưng lại có rất ít cha mẹ chịu đọc và kể cho con cái mình những câu chuyện cổ tích hay những tác phẩm văn học có giá trị. Nên thật dễ hiểu khi các em rất giỏi kiến thức, giỏi khoa học công nghệ nhưng lại vô cùng khó khăn để thuộc hoặc nhớ được những câu ca dao, các tích truyện dân gian - những nhân tố góp phần làm giàu tính nhân văn, nhân ái trong tâm hồn mỗi người. Thiếu niên tuổi mới lớn rất dễ “hấp thụ” những tiêu cực trong đời sống. Hiện có rất ít bậc cha mẹ nhận ra rằng: Họ đang để lại cho con cái những điều không tích cực trong thái độ và cách hành xử trước công việc, hàng xóm, bạn bè... Thực tế cho thấy, những ông bố bà mẹ tiêu cực không thể nuôi dạy được những thanh thiếu niên tích cực. Các bà mẹ cũng vô cùng thiếu sót khi luôn tất bật với công việc cơ quan, xã hội mà bỏ quên giáo dục “công dung ngôn hạnh” cho các cô con gái. Thứ hai là sự thờ ơ, bàng quan của cộng đồng cũng sẽ khiến các em gia tăng những hành vi sai trái. Những chuyện xảy ra trong xã hội người lớn cũng sẽ xảy ra ở xã hội trẻ em. Chúng ta nói gì về người quản lý nghiêm khắc ở nơi làm việc? Chúng ta xử sự sao khi gặp một người hàng xóm thô lỗ? Chúng ta bày tỏ thái độ gì khi bị kẹt xe hay với những người không may gặp nạn trên đường? Trẻ sẽ luôn quan sát mọi hành xử của người lớn trong cuộc sống. Bởi vậy cần cho giới trẻ nhìn thấy và cảm nhận tình yêu thương không chỉ trong gia đình mà ở cả những mối quan hệ xã hội. Điều đó sẽ giúp trẻ tránh xa bạo lực.
Theo Pháp luật Việt Nam