Bạo lực học đường - cần xử lý mạnh hơn?

Ảnh minh họa. Nguồn: China Daily
Ảnh minh họa. Nguồn: China Daily
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vụ bạo lực học đường tại trường quốc tế thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đã gây xôn xao dư luận. Hồi chuông về vấn nạn này lại lần nữa dấy lên trong lòng mỗi phụ huynh và học sinh.

Theo một báo cáo do UNICEF công bố vào năm 2018, một nửa số học sinh từ 13 - 15 tuổi trên toàn thế giới - ước tính khoảng 150 triệu người đã từng bị bạo hành bởi các bạn cùng trang lứa. Còn theo Báo cáo của cơ quan phòng chống tội phạm Liên Hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 - 6 triệu học sinh liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Tại Việt Nam, theo một số liệu của Bộ GD-ĐT, trung bình mỗi năm có khoảng 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Trong Chương trình “Thiếu niên nói” phát sóng năm 2020, em Đoàn Hùng Mạnh, Trường THPT Trần Phú đã chia sẻ về việc bị bắt nạt năm cấp II: “Chiếc áo của mình toàn là vết giày, vết dép. Trong lớp có vài bạn lớn tuổi cậy khỏe nên toàn bắt nạt mình”. Mạnh đã thường xuyên bị đối xử tệ bạc, thậm chí còn bị các bạn khác tụt quần và quay lại video để đưa lên mạng. Việc này ảnh hưởng đến cuộc sống của Mạnh và cả gia đình, em đã cảm thấy vô cùng đau khổ.

Phần lớn những học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường đều chia sẻ rằng, các em đã hoặc từng có ý định không chia sẻ điều này đối với nhà trường hoặc phụ huynh của mình. Giống như học sinh Đoàn Hùng Mạnh nói: “Em không muốn nói với gia đình hoặc nhà trường là bởi vì em sợ. Sợ sẽ bị bạn bè gọi là núp bóng người lớn. Hay như mọi người nói đó là ‘núp sau váy mẹ’”.

Theo điều tra của Viện Nghiên cứu gia đình và giới, chỉ có khoảng 40% trẻ nói ra các vấn đề mình đang gặp ở trường, phần lớn thì sợ hãi hoặc trốn tránh. Trong một bài nghiên cứu của Thạc sĩ Lê Thanh Hà, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, có đến 26,4% học sinh không hề muốn chia sẻ hay nhận bất cứ sự trợ giúp từ người khác. Trẻ thường có cảm giác sợ hãi, xấu hổ hoặc thậm chí không tin tưởng khi chia sẻ với mọi người trong gia đình. Do đó, việc chia sẻ và dạy dỗ con trẻ không chỉ là việc của nhà trường. Phụ huynh không quan tâm, hay bao che khuyết điểm con cái của mình đều có thể gây ra hậu quả khó lường.

Học sinh nhiều cấp học ngày nay dành phần lớn thời gian mỗi ngày ở trường. Theo thống kê, năm 2020, trung bình các hộ dân cư phải chi hơn 7,0 triệu đồng cho một thành viên đang đi học, tăng khoảng 7,0% so với năm 2018. Ở thành thị, các hộ chi 10,7 triệu đồng cho một thành viên đi học, gấp 2,1 lần so với mức chi ở nông thôn; nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất chi hơn 15,4 triệu đồng/người/12 tháng, tăng 4,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, trường học đã thực sự là nơi an toàn cho học sinh hay chưa, khi có đến 1.600 vụ đánh nhau trong và ngoài trường học.

Phải chăng đã đến lúc cần sự tham gia của pháp luật? Giống như vụ việc xảy ra vào tháng 3/2022 ở Trường THCS - THPT Hà Thành, khi đoạn video một em học sinh lớp 8 bị bạo lực học đường ngay trước cổng trường được tung lên mạng, không chỉ nhà trường vào cuộc mà ngay cả phụ huynh, Ban Giám hiệu nhà trường cũng đồng ý trình báo sự việc lên Công an huyện Bắc Từ Liêm để giải quyết với hy vọng: “Sẽ không còn sự việc như vậy xảy ra ở trường này hay bất cứ ngôi trường nào khác nữa”.

Đọc thêm

Cùng “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gieo mầm hy vọng

Em Lò Ngọc Tuệ Lâm đại diện trẻ em huyện Nậm Nhùn, Lai Châu đưa ra ý kiến về việc bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp cận thuốc lá điện tử. (Nguồn: Plan International Việt Nam)
(PLVN) - Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu Quốc hội, HĐND với trẻ em tỉnh Lai Châu vừa được Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Lai Châu phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và tổ chức Plan In- ternational Việt Nam vùng Lai Châu tổ chức đầu tháng 6/2025, ấn tượng của các bác, cô chú người lớn là sự tự tin của các em nhỏ tham gia phiên đối thoại.

Kết thúc 'cuộc đua' tranh vé lớp 10 công lập Hà Nội, nhiều thí sinh và phụ huynh 'thở phào'

Thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng tại điểm thi Trường THPT Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm.

(PLVN) - 10h ngày 8/6, gần 103.000 thí sinh Hà Nội hoàn thành môn thi cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên năm học 2025–2026. Những giọt mồ hôi, ánh mắt lo âu tạm lùi lại, nhường chỗ cho sự nhẹ nhõm hiện rõ trên gương mặt của nhiều học sinh và phụ huynh – những người vừa bước ra khỏi một trong những “cuộc đua” cam go nhất trong đời học sinh.

Cần tỉnh táo giữa 'mê hồn trận' lớp ngoại khóa khi hè về

Cần tỉnh táo giữa 'mê hồn trận' lớp ngoại khóa khi hè về
(PLVN) - Khi kỳ nghỉ chưa chính thức bắt đầu, nhiều phụ huynh đã mất tiền oan, có người mất cả tỷ  đồng với các chiêu trò lừa đảo tinh vi khi lợi dụng tâm lý mong muốn con tham gia các khóa học trải nghiệm mùa hè như trại hè kỹ năng, học kỳ công an, học kỳ quân đội...

Huy động mọi nguồn lực để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm các điều kiện để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày bắt đầu từ năm học 2025-2026; huy động các nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên chuyên nghiệp tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục trong các nhà trường, nhất là về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, kỹ năng sống...

Sáng nay, thí sinh Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Thí sinh Hà Nội bước vào ngày thi đầu tiên. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sáng nay, 7/6, hơn 102.000 thí sinh kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội bắt đầu bước vào kỳ thi cam go với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Buổi chiều các em thi môn Ngoại ngữ. Năm nay có 11 thí sinh được hỗ trợ làm bài thi do có vấn đề về sức khỏe...