Bao giờ vắc-xin sốt xuất huyết được cấp phép lưu hành tại Việt Nam?

Bao giờ vắc-xin sốt xuất huyết được cấp phép lưu hành tại Việt Nam?
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận khoảng 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018 và đã có một số trường hợp tử vong. Vì vậy, thông tin Việt Nam đã hoàn tất nghiên cứu vắc-xin SXH đang chờ Hội đồng đạo đức (Bộ Y tế) nghiệm thu và cấp phép đã khiến rất nhiều người quan tâm.

Những con số kinh hoàng

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến đầu tháng 7/2019, cả nước ghi nhận 87.806 trường hợp mắc SXH, 6 tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP HCM. So với cùng kỳ năm 2018, số mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 số mắc cùng kỳ là 28.039, tử vong là 8 trường hợp).

Đặc biệt trong 5 tuần gần đây, số mắc tăng nhanh tại 34 tỉnh, TP thuộc các khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Mới đây nhất, chiều 25/7 một thiếu nữ 15 tuổi đã tử vong sau 6 ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Đây là người đầu tiên ở tỉnh Đắk Lắk và lá ca thứ 7 cả nước chết do SXH, kể từ đầu năm đến nay. Tính đến cuối tháng 7, Đắk Lắk có gần 6.600 bệnh nhân SXH, tập trung chủ yếu ở Buôn Ma Thuột và 3 huyện Buôn Đôn, Krông Năng và Cư M’gar.

Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng, nguyên nhân số ca SXH tăng cao là do điều kiện thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa là môi trường rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh và loăng quăng phát triển. Cùng với đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trường xây dựng, đất bỏ hoang, nhà trọ, lán trại… là môi trường thuận lợi cho muỗi và loăng quăng truyền bệnh phát triển và khó kiểm soát triệt để.

Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người dân về phòng chống SXH chưa cao, chưa chủ động diệt bọ gậy ngay trong hộ gia đình, thói quen tích trữ nước, không lật úp dụng cụ... khiến công tác kiểm soát véc tơ, phòng bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

Nghiên cứu vắc-xin SXH tại Việt Nam đã hoàn tất

Với  tình hình dịch bệnh SXH  đang diễn tiến phức tạp, và  có xu hướng  gia tăng, khiến người dân hoang mang lo lắng, thì mới đây nhóm nghiên cứu vắc-xin SXH của Viện Pasteur TP HCM vừa công bố hoàn tất việc nghiên cứu vắc-xin này tại Việt Nam, chỉ còn chờ Hội đồng đạo đức (Bộ Y tế) nghiệm thu và cấp phép lưu hành.

Trả lời báo chí PGS.TS Trần Ngọc Hữu - nguyên Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu vắc-xin SXH cho biết, vắc-xin SXH Dengvaxia của Sanofi Pasteur được bắt đầu nghiên cứu cách đây hơn 20 năm và đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu trên động vật và trên người, về dược lý, tính an toàn, hiệu quả.

Từ năm 2011 đến 2017, hai nghiên cứu lớn về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin được thực hiện và hoàn thành ở 10 quốc gia, trong đó có 5 quốc gia Đông Nam Á, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam, từ năm 2011, sau khi nghiên cứu khoảng 2.336 trẻ trong độ tuổi từ 2-14 tuổi tại Mỹ Tho (Tiền Giang) và Long Xuyên (An Giang), thì nhận được kết quả thử nghiệm thành công ngoài mong đợi, toàn bộ trẻ tham gia vào chương trình đều an toàn, không tai biến.

Từ kết quả của 2 nghiên cứu trên cho thấy, vắc-xin Dengvaxia cho hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh SXH ở cá thể 9-16 tuổi có xác định nhiễm SXH trước đó.  Hiện nay công tác nghiên cứu đã hoàn tất và nhóm nghiên cứu gửi kết quả cho Hội đồng đạo đức, chờ cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Theo tìm hiểu đến hết năm 2018, Công ty Sanofi Pasteur đã đăng ký lưu hành vắc-xin Dengvaxia ở 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới và các quốc gia cấp phép cho Dengvaxia đều khuyến cáo chỉ được tiêm vắc-xin cho người đã nhiễm SXH Dengue trước đó và được xác nhận bởi kết quả xét nghiệm hoặc thông qua kiểm tra huyết thanh trước khi tiêm phòng. 

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.