Bao giờ người Việt thoát lùn?

Bao giờ người Việt thoát lùn?
(PLO) - Người Việt Nam có chiều cao trung bình thấp so với thế giới. Nam giới Việt Nam đứng thứ 19, nữ giới đứng thứ 13 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới.

Chục năm chỉ nhích được 1cm

Trong gần 30 năm, người Việt Nam chỉ cao thêm 3cm, thấp hơn chiều cao trung bình của người châu Á. Cụ thể, từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3cm, hiện đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Chiều cao này thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á và còn cách rất xa so với mục tiêu đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng thấp lùn này chủ yếu là do dinh dưỡng, chiếm đến 50%. Đây là những thông tin đưa ra tại lễ phát động Phong trào đẩy mạnh dinh dưỡng toàn cầu tại Việt Nam và triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới do Bộ Y tế tổ chức cuối tháng 1 vừa qua. 

Nhấn mạnh nguyên nhân khiến chiều cao người Việt Nam tăng rất ít trong những năm vừa qua, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định trong số những nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt còn hạn chế có trên 50% là vai trò của bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực. Bên cạnh đó, hiện tượng thừa cân béo phì ở người trưởng thành và trẻ em cũng là nguyên nhân. Hiện tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em toàn quốc là 5,3%. Riêng ở TP HCM, con số này tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua từ 3,7 lên 11,5%.

Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam “thúc thủ”?

Cách đây 7 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 với mục tiêu là phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Thế nhưng, hiện nay Đề án dường như vẫn đang “thúc thủ”. Mới đây, trả lời báo chí về sự chậm trễ này, ông Đàm Quốc Chính - Giám đốc Văn phòng Điều phối Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 cho biết: “Chúng tôi cũng muốn lắm nhưng lực bất tòng tâm. Đề án này hầu như đã bị tê liệt vì gần như không có kinh phí để thực hiện”.

Được biết, mục tiêu cụ thể của Đề án là cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định theo các tiêu chí sau: Đối với nam 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 167 cm; năm 2030 chiều cao trung bình 168,5 cm; Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 156 cm; năm 2030 chiều cao trung bình 157,5 cm. Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên có bước phát triển rõ rệt, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở châu Á theo các tiêu chí sau: Đối với nam 18 tuổi: Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 1.050m vào năm 2020; 1.150m vào năm 2030; Lực bóp tay thuận đạt trung bình 45 kg năm 2020; 48kg năm 2030; Đối với nữ 18 tuổi, chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 850m vào năm 2020; 1.000m năm 2030; Lực bóp tay thuận đạt trung bình 30 kg năm 2020; 34 kg năm 2030... Đề án được Chính phủ phê duyệt, kinh phí để thực hiện bao gồm các nguồn: kinh phí ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), kinh phí từ nguồn xã hội hóa, huy động các nguồn ODA, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các nguồn thu từ đặt cược thể thao.

Những nội dung trên được thể hiện trong 4 chương trình của Đề án trong đó Chương trình 1 mang tính chất xương sống, đầu tàu vì nó mang nhiệm vụ tiên quyết là nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Chương trình này được Chính phủ giao Bộ Y tế là cơ quan chủ trì, cùng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng các chỉ số sinh học và các tiêu chí, tiêu chuẩn phát triển thể lực, tầm vóc; đề xuất khả năng can thiệp cải thiện thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Chương trình thứ 2 cũng do Bộ Y tế chủ trì là chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan với nhiệm vụ là đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi. Chương trình 3 Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi và Chương trình 4 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam  là những chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì. 

Cũng theo ông Đàm Quốc Chính thì các bộ, ngành được giao nhiệm vụ dù thời gian đã khá dài cũng chưa có nhiều động thái thực hiện. Còn về phía Bộ Y tế, tại lễ phát động Phong trào đẩy mạnh dinh dưỡng toàn cầu tại Việt Nam mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, để cải thiện chiều cao của người Việt Nam cần phải có những giải pháp can thiệp mạnh mẽ, đặc biệt là về dinh dưỡng trong những năm đầu đời của trẻ, dinh dưỡng và vận động thể lực cho lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, quá trình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, còn có những khó khăn, thách thức và chưa đạt được những mục tiêu đã đề ra, không chỉ về chiều cao.

Như vậy, người Việt Nam biết đến bao giờ mới thoát lùn?

Tin cùng chuyên mục

Hình minh hoạ. Nguồn internet

Hà Nội: Xây dựng "kịch bản" đối phó với Marburg

(PLVN) - Hà Nội chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.

Đọc thêm

Bộ Y tế nói gì về gần 7.000 hồ sơ cấp phép đang bị tồn

 Bộ Y tế nói gì về gần 7.000 hồ sơ cấp phép đang bị tồn
(PLVN) - Hiện có khoảng 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế đang tồn, nhiều hồ sơ đã nộp từ rất lâu chưa được xét. Nhưng đâu là nguyên nhân tồn đọng này, Bộ Y tế đã có trao đổi trong cuộc gặp mặt báo chí  cung cấp thông tin y tế Quý I năm 2023 sáng nay - 24/3.

Việt Nam đối mặt với nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng

Triển khai Chiến lược 2X, chúng ta có thể phát hiện sớm ca bệnh, đưa vào điều trị và cắt đứt nguồn lây của bệnh lao. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - "Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong công tác chống lao, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao trong 2 năm 2020-2021 tăng trở lại so với giai đoạn trước đây", Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết.

Bé gái 3 tháng tuổi mắc lao phổi và màng não

Để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine BCG (Bacillus Calmette-Guérin) cho trẻ. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi (ở Hoà Bình) nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân, được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.

Nguyên nhân khiến nhiều học sinh ở TP HCM đồng loạt nghỉ ốm

Bác sĩ thăm khám, điều tra dịch tễ cho trẻ lớp 4/2 trường Võ Trường Toản. Ảnh: HCDC
(PLVN) - Ngay khi nhận được thông tin nhiều học sinh tại trường Tiểu học Võ Trường Toản xin nghỉ ốm, nghi ngờ các bệnh nhi mắc cúm, các bác sĩ đã thực hiện lấy ngẫu nhiên 6 mẫu xét nghiệm, kết quả 6 mẫu đều cho kết quả dương tính với cúm A (H1N1).

Béo phì: Một vấn đề phức tạp cần sự hỗ trợ xã hội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Liên đoàn Phòng chống Béo phì Thế giới (World Obesity Federation) chọn ngày 4 tháng 3 là Ngày Thế giới Phòng chống Béo phì (World Obesity Day) hàng năm. Trong khi Ngày Thế giới Phòng chống Béo phì những năm trước chú trọng đến các thông tin và những hiểu biết, chủ đề của chiến dịch năm nay là 'Thay đổi Quan điểm: Hãy Nói về Béo phì', nhằm mục đích hiệu chỉnh những quan niệm sai lầm về béo phì và thực hiện những hành động hiệu quả với sự tham gia của nhiều người.

Hơn 120 người sẩn ngứa khắp cơ thể vì côn trùng lạ

Các vết đốt gây sẩn ngứa trên chân người dân. Ảnh: CDC Hà Tĩnh
(PLVN) - 46 hộ gia đình với 126 người dân ở Hà Tĩnh có biểu hiện sẩn huyết thanh chính giữa có vết đốt, vết xước da, sẹo thâm da do cào gãi, chà xát tập trung nhiều ở vùng da hở... Cơ quan chức năng địa phương và ngành y tế đang khẩn trương xác định làm rõ nguyên nhân, xử lý sớm nguồn bệnh.

10.000 mũi vaccine cúm miễn phí vì cộng đồng được bảo vệ bởi vaccine

10.000 mũi vaccine cúm miễn phí vì cộng đồng được bảo vệ bởi vaccine
(PLVN) - Công bố chiến dịch “Năm hành động vì cộng đồng được bảo vệ bởi vaccine”, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký kết hợp tác chiến lược với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trao tặng 10.000 liều vaccine cúm miễn phí đến người bệnh đang khám, điều trị tại bệnh viện cùng ưu đãi 199.000 VND/mũi vaccine cúm dành cho người thân đi cùng.

Đà Lạt tiếp nhận hơn 191 đơn vị máu từ ngày hội Giọt hồng thanh niên

Các tình nguyện viên tham gia hiến máu.
(PLVN) - 191 đơn vị máu của hơn 200 đoàn viên, thanh niên, công nhân viên chức lao động nhân viên Nhà nghỉ dưỡng Minh Tâm, Đoàn cơ sở Công an TP Đà Lạt và đoàn viên thanh niên TP Đà Lạt sẽ được đưa về để dự trữ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng góp phần cứu chữa cho bệnh nhân tại đây.