Bao giờ hoạt hình Việt “định vị” trên thế giới?

Phim hoạt hình Anh hùng Núi Tản. (Ảnh: Thanh Hà)
Phim hoạt hình Anh hùng Núi Tản. (Ảnh: Thanh Hà)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuy đạt khá nhiều giải thưởng cao nhưng phim hoạt hình Việt Nam vẫn thiếu vắng những bộ phim lớn, có thời lượng dài và đủ sức thu hút khán giả xếp hàng đến rạp.

Nhiều phim đạt giải thưởng cao

Với sự đa dạng về thể loại, bao gồm các phim 3D, phim 2D, phim cắt giấy vi tính; sự phong phú về đề tài như phim triết lý, phim đồng thoại, phim lịch sử, phim triêt lý, phim series… cùng với sự sự tìm tòi, sáng tạo của các nghệ sĩ, chùm phim hoạt hình 2023 đã có hiệu quả tốt. Có thể thấy rõ phim hoạt hình Việt Nam đang cải thiện về chất lượng. Nội dung phong phú, hấp dẫn, gần gũi với đời sống trẻ nhỏ; Hình thức phim được nâng cao, thể hiện qua hình ảnh đẹp, màu sắc tươi tắn, diễn xuất mềm mại, âm thanh sống động.

Những năm gần đây, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã giành các giải thưởng quan trọng như: Giải Cánh diều Vàng phim “Nguồn cội” - đạo diễn NSƯT Phùng Văn Hà; Giải Cánh diều Bạc phim “Cô bé tóc xù” - đạo diễn Phạm Thị Minh Nguyệt và phim “Tái sinh” - đạo diễn NSƯT Lê Bình; Giải Ban giám khảo phim khảo cho phim “Mèo Mũi đỏ và những người bạn” - đạo diễn Bùi Mạnh Quang và “Giấc mơ của con” - đạo diễn NSƯT Phạm Hồng Sơn. Giải Họa sĩ xuất sắc cho Lê Bình phim “Tái sinh”.

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã giành nhiều giải thưởng cao: Bông sen Vàng cho phim “Giấc mơ của con” - đạo diễn NSƯT Phạm Hồng Sơn; Bông sen Bạc cho phim “Bà của Đỗ Đỏ” - đạo diễn Nguyễn Thị Hồng Linh; Giải thưởng Ban giám khảo cho phim “Cây ổi thiên đường” - đạo diễn NSND Phạm Ngọc Tuấn và phim “Nữ tướng Mê Linh” - đạo diễn NSƯT Phùng Văn Hà; Giải Hoạ sĩ xuất sắc nhất cho Họa sĩ Bùi Mạnh Quang, phim “Kỳ tích đầm Dạ Trạch”; Giải Họa sĩ diễn xuất xuất sắc nhất cho nhóm họa sĩ phim “Đại hành Hoàng đế; Giải Âm nhạc xuất sắc nhất cho nhạc sĩ Lương Ngọc Châu phim “Sương mù”; Giải Âm thanh xuất sắc nhất cho Nguyễn Duy Long phim “Đại hành Hoàng đế”; Giải Biên kịch xuất sắc nhất cho biên kịch Nguyễn Quang Thiều, phim “Cây ổi thiên đường”.

Cần đầu tư xứng đáng

NSND Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cho hay: “Công nghệ thay đổi từ truyền hình, Interrnet, điện thoại di động đến các phương tiện mạng xã hội không chỉ giúp hoạt hình quảng bá tốt hơn, đến gần hơn với công chúng, khán giả mà còn có hiệu ứng tương tác. Nhiều phim hãng đưa lên có lượng truy cập rất cao, cá biệt có phim hơn 50 triệu lượt xem như “Bố của gà con”. Những tương tác cũng nói lên cảm nhận của khán giả và phản hồi rất tốt cho định hướng sáng tác của chúng tôi sau này. Ngoài ra, Hãng còn liên kết chiếu cho các trường học hay đem phim đi chiếu tận nơi ở nhiều trường học góp phần lan tỏa những bộ phim hay tới các em học sinh”.

NSND Phạm Ngọc Tuấn ấp ủ sản xuất phim hoạt hình chiếu rạp. Nhưng theo ông, có kịch bản tốt, phân cảnh tốt, demo chào hàng tốt vẫn chưa đủ. Nội lực cần nhân lực, máy móc và tiền đầu tư đủ tốt. Hãng rất cần “Mạnh thường quân” thực sự thích thú đam mê với hoạt hình đầu tư thì thực sự mới có phim hoạt hình hay để ra rạp. Bởi một bộ phim hoạt hình ra rạp tính sơ sơ chi phí tối thiểu cần 15 tỷ đồng.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhìn nhận, trong khoảng 10 năm gần đây, sự tăng trưởng của phim hoạt hình khá tốt, đem lại 10 - 15% doanh thu của điện ảnh. Phim hoạt hình có đóng góp tích cực đối với thị trường điện ảnh. Nhưng nhìn ra thế giới, hoạt hình của chúng ta vẫn còn nhiều thứ phải ước mơ.

Trong Luật Điện ảnh và các văn bản dưới luật hiện hành, Nhà nước dành nhiều chính sách cho sản xuất, đặt hàng, đầu tư cho điện ảnh nói chung, trong đó, lĩnh vực hoạt hình với phim hoạt hình chiếu rạp, phim chiếu trên truyền hình phục vụ thiếu nhi. Tuy được đặc biệt quan tâm trong chính sách, nhưng thực tế vẫn ở mức độ hạn hẹp. Tại Tọa đàm “Phim hoạt hình Việt Nam - năng lực sản xuất và xu hướng hợp tác quốc tế” - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam, bà Ngô Phương Lan cho hay: “Đã đến lúc chúng ta mở rộng tầm nhìn, thay đổi cách đánh giá năng lực và cách thức sản xuất phim hoạt hình để tập hợp sức mạnh, từ đó mở ra hướng hợp tác quốc tế, tạo sự phát triển bền vững để hoạt hình Việt Nam thành một ngành công nghiệp trong công nghiệp văn hóa Việt Nam”. Ông Phan Quân Dũng, Đại học Văn Lang (TP HCM) cho rằng, cần xây dựng chiến lược phát triển hoạt hình Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển văn hóa. Phải có người có tài, có tâm, có tầm để dẫn dắt hoạt hình Việt Nam phát triển. Phải có chính sách, nguồn lực kinh tế và sự tôn vinh xứng đáng cho người sáng tạo thì mới tạo nên sự phát triển đột phá của hoạt hình Việt Nam.

Nhiều nhà làm phim mong muốn được Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tới các hội chợ phim, liên hoan phim trong và ngoài nước để quảng bá bằng vị thế quốc gia chứ không phải với tư cách một công ty đơn lẻ. Và đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà sản xuất để thu hút các nhà làm phim quốc tế chọn đối tác Việt Nam cùng làm phim. Cạnh đó, cũng cần có một liên hoan phim hoạt hình quốc tế tại Việt Nam để có sự thu hút, giao lưu học hỏi cho đội ngũ làm phim hoạt hình. Điện ảnh Việt Nam, đặc biệt là hoạt hình chưa có “quan hệ” với thế giới, nhiều phim chúng ta làm được và hay, được giải nhưng chưa có tên trong Bảo tàng điện ảnh thế giới vì họ thiếu thông tin về chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.