Hình minh họa |
Đó là trường hợp của bà Đàm Phi Hường và ông Dương Hoài Nam thường trú tại 429/11 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM - bị đơn trong vụ “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa - Đòi nợ tiền còn thiếu; nguyên đơn là Cty TNHH SX Hoàng Lê (Cty Hoàng Lê), do ông Nguyễn Anh Tuấn đại diện theo pháp luật, đóng tại 77 hẻm 63, đường số 8, khu phố 1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Theo hồ sơ ban đầu, Cty Hoàng Lê có ký thỏa thuận mua bán hàng xuất khẩu (mì ăn liền hiệu Samex do Cty Hoàng Lê sản xuất) với vợ chồng bà Đàm Phi Hường và ông Dương Hoài Nam để xuất khẩu sang thị trường Nga. Thỏa thuận trên do bà Hường đại diện Cty Gesey (bên mua) có ông
Trong quá trình mua bán ban đầu, bà Hường có ký giấy ủy quyền cho bà Đoàn Thanh Vân, ông Trần Minh Phương và bà Nguyễn Thị Phi Yến và bà Đoàn Kim Thanh thay mặt bà Hường để giao nhận hàng, kiểm tra chất lượng, số lượng và nộp tiền cho Cty Hoàng Lê.
Ngày 6/8/1999, bà Hường, ông Tuấn lập giấy đối chiếu công nợ, bà Hường xác nhận còn nợ ông Tuấn tiền hàng là 228.908,69USD. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 này (10/12/2010), ông Tuấn cho rằng: Từ ngày 8/3/1996 đến 8/4/1996, Công ty Hoàng Lê và đơn vị Cẩm Thành có ký hai hợp đồng, trong đó bà Hường với tư cách cá nhân; Rồi Hoàng Lê và Cẩm Thành có giao dịch mua bán với nhau một container hàng.
Căn cứ vào giấy đối chiếu công nợ ngày 6/8/1999, Hoàng Lê yêu cầu bà Hường thanh toán tiền chậm trả là gần 229 nghìn USD và lãi tính đến thời điểm xét xử tương đương khoảng gần 4,5 tỷ đồng Việt Nam. Riêng tiền lãi phát sinh tính từ ngày 1/6/1998 đến ngày xét xử sơ thẩm lần 2 hơn 545 nghìn USD, tương đương khoảng hơn 10,5 tỷ đồng.
Tại tòa, bị đơn có xuất trình ba bản tổng hợp công nợ căn cứ từ tờ khai hải quan và phiếu thanh toán có trong hồ sơ vụ án. Theo đó, cả hai chứng từ trên cho thấy, tổng số tiền bên mua đã thanh toán dư 659,11 USD...
Nói chung, dựa vào bản tổng hợp công nợ căn cứ theo tờ khai hải quan và thanh toán tiền hàng của Cty Hoàng Lê lập, tính từ tháng 3/1997 đến 8/1999, tổng cộng Cty Gesey đã chuyển khoản dư cho Cty Hoàng Lê số tiền hơn 757 nghìn USD. Do vậy, bà Hường khẳng định rằng, đó là chuyện nợ giữa Hoàng Lê và Gesey thể hiện trong hồ sơ vụ án.
Riêng đối với bà, bà không nợ nần gì Hoàng Lê. Còn ông
Bà Hường cho biết: “Quyết định 679 thực sự gây sức ép vợ chồng bà suốt gần 4 năm qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, công việc cũng như đời sống sinh hoạt gia đình bà; Công việc làm ăn của bà tại Cộng hoà Liên Bang Nga bị gián đoạn, dẫn đến mất mất việc làm. Con trai bà là Dương Hoàng
HĐXX sơ thẩm lần 2 nhận định: Nhận thấy tại phiên tòa, Cty Hoàng Lê có cung cấp hai bản hợp đồng ký ngày 28/3/1996 và hợp đồng ngày 8/4/1996 do Cty Hoàng Lê ký với đơn vị (ủy thác) Cẩm Thành, nhưng cả hai hợp đồng này đã thanh toán xong với đơn vị Cẩm Thành.
Hơn nữa, trong suốt quá trình điều tra vụ án, Cty Hoàng Lê không chứng minh được hợp đồng cụ thể của từng thời điểm; Các biên lai chứng từ xuất kho từ tháng 4/1996 đều không có chữ ký của người nhận hàng, phiếu xuất kho nội bộ không đầy đủ; Số lượng hàng xuất sang Nga ai là người nhận hàng vào thời điểm 1996; Dựa trên những cơ sở nào để ra được những con số thể hiện trên giấy đối chiếu công nợ ngày 6/8/1999...
Tất cả các câu hỏi đó Cty Hoàng Lê đều không lý giải được cho HĐXX. Trong khi đó, bà Hường chứng minh được rằng, bằng những chứng từ, sổ sách do Công ty Hoàng Lê nộp cho thấy, bà đã trả đủ tiền cho Cty Hoàng Lê. Hơn nữa, giấy đối chiếu công nợ cũng không phải là căn cứ duy nhất nhằm buộc bà Hường trả nợ cho Hoàng Lê...
Từ đó, HĐXX bác yêu cầu đòi nợ của Cty Hoàng Lê buộc bà Hường trả nợ nói trên và chấp nhận ý kiến của luật sư bị đơn và bị đơn (bà Hường); Hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 679/QĐBPADKCTT ngày 16/3/2007 của TAND TP.HCM về việc cấm bà Đàm Phi Hường và ông Dương Hoài Nam xuất cảnh sang Nga.
Luật sư Lương Khải Ân, Đoàn Luật sư TP.HCM Tôi nhận thấy xuyên suốt từ tháng 4/1996 đến ngày 6/8/1999 Cty Hoàng Lê liên tục giao dịch mua bán hàng xuất khẩu với Cty Cổ phần Gesey dưới hình thức mua bán xuất khẩu trực tiếp hoặc tự ký kết trực tiếp thông qua pháp nhân khác có chức năng xuất khẩu để ủy thác xuất khẩu. Do đó tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại nếu có, giữa hai bên tự giải quyết tại Tòa án thẩm quyền. Việc Cty Hoàng Lê khởi kiện vợ chồng bà Hường, ông Nam đòi tiền hàng xuất khẩu 228.908,69 USD là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì bà Hường chỉ là người đại diện cho Công ty Gesey. Mặt khác, quan điểm của Bản án phúc thẩm số 252/2008/DSPT ngày 14/7/2008 của Tòa phúc thẩm – TANDTC tại TP.HCM yêu cầu làm rõ “việc xuất hàng sang Nga trước ngày 20/5/1997 ai nhận và bán ở thị trường Nga”; Các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đều xác định Cty Cổ phần Gesey là đơn vị trực tiếp nhận hàng, thể hiện qua các Hợp đồng kinh tế và các Hợp đồng ngoại thương cũng như toàn bộ chứng từ hải quan xác định đã thông quan. Như thế trước ngày 20/5/1997 hay sau năm 1997 Cty Hoàng Lê bán và xuất khẩu trực tiếp với Cty Gesey chứ không phải bán cho cá nhân bà Hường hay ông Nam. |