Bão giật cấp 11-12 hoành hành gần Trường Sa, tâm hướng vào Đà Nẵng - Bình Thuận

Bão giật cấp 11-12 hoành hành gần Trường Sa, tâm hướng vào Đà Nẵng - Bình Thuận
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông...

4h hôm nay, 6/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm về phía Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 7/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 116,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

"Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông", Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo.

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm về phía Nam, sau có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 8/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 280km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.

48 - 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 9/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.

Trong 72 - 120 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển về phía Tây và tốc độ di chuyển nhanh hơn.  

Đọc thêm

Người trẻ Việt Nam và ý thức gánh vác trách nhiệm trước biến đổi khí hậu

Những người trẻ Việt Nam tham gia Mạng lưới Kết nối Thanh niên toàn cầu. (Nguồn: BC)
(PLVN) - Đầu tháng 7, 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Luân Đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai - một thế giới phát triển bền vững. Tham gia chương trình, các lãnh đạo trẻ sẽ dành một tuần, từ ngày 1 - 5/7, tập trung thảo luận về vai trò của giới trẻ trong việc định hình tương lai cho cộng đồng của họ.

Xây dựng văn hóa “nói không” với túi ni-lông

Hoạt động hưởng ứng “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông”. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trước thực trạng “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm giảm túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt. Ảnh: Anh Hiển/ PV TTXVN tại Geneva
(PLVN) -  Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 56 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, đã phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu - bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines - tại phiên thảo luận về chủ đề bảo đảm sinh kế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (1/7), tại kỳ họp của HĐND TP Hà Nội thảo luận Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giai đoạn 2025 - 2030, nhiều ý kiến đã mổ xẻ nguyên nhân sâu xa vì sao thời gian gần đây TP Hà Nội liên tiếp xảy ra một số vụ cháy thương tâm, thiệt hại về nhân mạng rất lớn.

Gian nan tái chế phế liệu nhựa

Tái chế nhựa mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
(PLVN) - Công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động trình độ thấp, không được quy hoạch và không có chính sách bảo vệ môi trường tốt,… là những lý do khiến làng nghề tái chế phế liệu nhựa gây ô nhiễm.

Hà Tĩnh: Tìm hướng xử lý trại lợn gây ô nhiễm

Hồ chứa chất thải bên trong trại lợn. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 28/6, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và phòng chức năng cùng chính quyền xã Kỳ Tây đã có buổi đối thoại với người dân thôn Đông Xuân lắng nghe ý kiến, tìm hướng xử lý liên quan đến phản ánh trại lợn của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát gây ô nhiễm môi trường.