Báo động tình trạng trẻ nhỏ xuất huyết tiêu hóa phải nhập viện

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày, tá tràng.

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, liên tục trong mấy tháng nay, số bệnh nhân nhi ở lứa tuổi trung học cơ sở và chuyển lên phổ thông trung học nhập viện vì xuất huyết dạ dày mỗi tuần đều tăng lên.

Đơn cử, trường hợp bệnh nhân H.M.T (16 tuổi, Ninh Bình) nhập viện vào cuối tháng 6/2024 với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài phân đen, đau bụng. Qua nội soi và làm các xét nghiệm, bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hoành tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori.

Trước đó, vào tháng 4/2024, em H.M.T đã phải vào bệnh viện địa phương điều trị 2 tuần với tình trạng tương tự. Sau 2 tháng, bệnh cũ của em H.M.T tái phát với những biểu hiện nặng nề hơn.

Bệnh nhân K.L (13 tuổi, Hà Nội) cũng nhập viện do tái phát bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. L có tiền sử xuất huyết tiêu hóa do loét hoành tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori.

Tương tự, một số trường hợp bệnh nhân độ tuổi thanh thiếu niên cũng nhập viện điều trị tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai do viêm loét dạ dày, tá tràng có biến chứng xuất huyết tiêu hóa kèm theo nhiễm vi khuẩn H.pylori tái phát sau khi đã điều trị tại địa phương.

ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tái phát xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori là các em chưa tuân thủ đúng phác đồ điều trị nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt của các em cũng chưa phù hợp, như: ăn xong đã hoạt động thể lực, học hành hoặc miệt mài chơi điện tử, ăn và uống những thực phẩm không an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm hóa chất và nhiều căn nguyên khác.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em thường có nhiều biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân máu kèm các biểu hiện khác như đau bụng, nuốt đau, ợ hơi, ợ chua, ăn kém, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, sụt cân, da tái nhợt, xanh xao. Xuất huyết đường tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, viêm thực quản, viêm dạ dày, loét hành tá tràng… với các yếu tố nguy cơ rất đa dạng như sử dụng một số thuốc (corticosteroid, NSAIDS...), các chất ăn mòn, dị vật đường tiêu hóa, tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có người nhiễm H.pylori, rối loạn đông máu, rối loạn huyết học, và một số bệnh tiêu hóa phức tạp khác.

Đại đa số các trường hợp nhập viện tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai là các trẻ bị xuất huyết tiêu hóa trên, tập trung ở nhóm trên 10 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi từ 14 đến 16 tuổi. Đây cũng là biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Các bậc cha mẹ cần lưu ý đến các vấn đề sau đây để hạn chế tối đa nguy cơ:

Chế độ ăn uống không đúng cách: các em sử dụng nhiều chất kích thích (bia, rượu, cà phê), ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào, ăn không đúng bữa, vội vàng, không nhai kỹ.

Sinh hoạt không điều độ: ngủ không đủ giấc, thức quá khuya, ăn xong không nghỉ ngơi, vội vàng hoạt động thể lực, chạy nhảy, thể thao, hoặc chơi điện tử, áp lực học hành căng thẳng...

Lạm dụng quá nhiều thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm...

Nhiễm vi khuẩn H.pylori làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng.

Các nguyên nhân tâm lý, tinh thần như: stress, căng thẳng, sợ hãi kéo dài, những áp lực tinh thần trong cuộc sống, có thể do học hành, thi cử...

Bác sĩ Hiếu khuyến cáo, xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ em. Trong nhiều trường hợp có thể lành tính và nhưng trong nhiều trường hợp cần đến can thiệp, cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng và nguy tử vong. Các bậc cha mẹ nên trang bị kiến thức về cách chăm sóc, quản lý chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập, vui chơi của các em.

“Khi có những biểu hiện nêu trong bài viết cần cho con đi khám ngay và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ để tránh bệnh tiến triển nặng lên hoặc tái phát”, bác sĩ Hiếu nhấn mạnh.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.